OKR là gì? Những lợi ích của mô hình OKR là gì? Doanh nghiệp có quyền được tham gia tố tụng hay không? Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có những trách nhiệm gì?
>> Dịch vụ ngân quỹ là gì? Hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ phải có tối thiểu các nội dung nào?
Pháp hiện hiện nay chưa có quy định nào về OKR là gì? Tuy nhiên quý khách hàng có thể tham khảo nội dung định nghĩa sau để tìm hiều OKR là gì:
OKR (Objectives and Key Results) là một mô hình quản trị mục tiêu, trong đó doanh nghiệp xác định các mục tiêu (Objectives) cần đạt được trong một khoảng thời gian nhất định, thường là theo quý. Các mục tiêu này được cụ thể hóa bằng những kết quả then chốt (Key Results) có thể đo lường và định lượng, nhằm đảm bảo các mục tiêu được hiện thực hóa hiệu quả.
- Liên kết nội bộ mạnh mẽ:
Mô hình OKR tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa hiệu suất làm việc của từng cá nhân, bộ phận và mục tiêu chung của doanh nghiệp. Việc triển khai OKR được thực hiện đồng bộ, xuyên suốt trong toàn bộ tổ chức. Từ cấp cá nhân, các phòng ban cho đến lãnh đạo cấp cao đều có OKR riêng, đảm bảo sự thống nhất trong định hướng và mục tiêu.
- Tăng minh bạch:
OKR cho phép mọi nhân viên, không phân biệt cấp bậc hay vị trí, theo dõi và hiểu rõ mô hình quản trị của tổ chức. Nhân sự dễ dàng nắm bắt thông tin về công việc cá nhân và phòng ban, góp phần xây dựng văn hóa minh bạch trong doanh nghiệp.
- Tập trung vào các vấn đề trọng điểm.
- Đo lường tiến độ hoàn thành công việc.
Lưu ý, nội dung trên chỉ mang tính tham khảo.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
OKR là gì; Những lợi ích của mô hình OKR là gì (Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về các quyền của doanh nghiệp cụ thể như sau:
1. Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.
2. Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.
3. Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.
4. Tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.
5. Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.
6. Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
7. Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh; được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
8. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.
9. Từ chối yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân về cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật.
10. Khiếu nại, tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.
11. Quyền khác theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, doanh nghiệp có quyền tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp như sau:
- Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.
- Có trách nhiệm trung thành với lợi ích của doanh nghiệp.
- Không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
- Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về doanh nghiệp mà mình, người có liên quan của mình làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020.