Những hành vi nào nhà thầu bị đánh giá về độ uy tín khi tham gia dự thầu? Các hình thức lựa chọn nhà thầu hiện nay là gì? Đồng tiền dự thầu được quy định thế nào?
>> Lễ hội nguyên tiêu là gì? Lễ hội Nguyên tiêu 2025 tại TP Hồ Chí Minh có những hoạt động gì?
>> Trường hợp nào thành viên hợp danh chấm dứt tư cách hợp danh?
Căn cứ khoản 1 Điều 18 Nghị định 24/2024/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5 Điều 2 Nghị định 17/2025/NĐ-CP), nhà thầu bị đánh giá về độ uy tín trong việc tham dự thầu khi thực hiện các hành vi sau:
(i) Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối đối chiếu tài liệu, thương thảo hợp đồng (nếu có) trong thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất khi được mời vào đối chiếu tài liệu, thương thảo hợp đồng (nếu có).
(ii) Nhà thầu đã đối chiếu tài liệu, thương thảo hợp đồng (nếu có) nhưng từ chối hoặc không ký kết biên bản thương thảo hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 43 Nghị định 24/2024/NĐ-CP.
(iii) Nhà thầu được lựa chọn trúng thầu nhưng không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng, thỏa thuận khung hoặc không ký kết hợp đồng, thỏa thuận khung.
(iv) Nhà thầu đã ký thỏa thuận khung nhưng không tiến hành hoặc từ chối hoàn thiện hợp đồng hoặc không ký kết hợp đồng.
(v) Nhà thầu rút hồ sơ dự thầu, hồ sơ yêu cầu sau thời điểm đóng thầu và trong thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.
(vi) Nhà thầu không nộp bản gốc bảo đảm dự thầu theo yêu cầu của chủ đầu tư, bên mời thầu hoặc không nộp tiền mặt, séc bảo chi, thư bảo lãnh dự thầu hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
(vii) Nhà thầu không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng;
(viii) Nhà thầu từ chối hoặc không xác nhận về việc chấp thuận được trao hợp đồng trong thời gian tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày bên mời thầu mời nhà thầu xác nhận về việc chấp thuận được trao hợp đồng trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia đối với chào giá trực tuyến rút gọn.
Như vậy, nhà thầu bị đánh giá về độ uy tín trong việc tham dự thầu khi thực hiện một trong 08 hành vi nêu trên.
Lưu ý: Trừ trường hợp nhà thầu đồng thời được xếp thứ nhất ở nhiều gói thầu hoặc do bất khả kháng.
Toàn văn Luật Đấu thầu và văn bản hướng dẫn mới nhất |
Những hành vi nào nhà thầu bị đánh giá về độ uy tín khi tham gia dự thầu?
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 20 Luật Đấu thầu 2023, các hình thức lựa chọn nhà thầu hiện nay bao gồm:
(i) Đấu thầu rộng rãi.
(ii) Đấu thầu hạn chế.
(iii) Chỉ định thầu.
(iv) Chào hàng cạnh tranh.
(v) Mua sắm trực tiếp.
(vi) Tự thực hiện.
(vii) Tham gia thực hiện của cộng đồng.
(viii) Đàm phán giá.
(ix) Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.
Căn cứ Điều 13 Luật Đấu thầu 2023, đồng tiền dự thầu được quy định như sau:
(i) Đối với đấu thầu trong nước, nhà thầu, nhà đầu tư chỉ được chào thầu bằng Đồng Việt Nam.
(ii) Đối với đấu thầu quốc tế:
- Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu phải quy định về đồng tiền dự thầu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất nhưng không quá 03 loại tiền tệ.
- Trường hợp hồ sơ mời thầu quy định nhà thầu, nhà đầu tư được chào thầu bằng 02 hoặc 03 loại tiền tệ thì khi đánh giá hồ sơ dự thầu phải quy đổi về 01 loại tiền tệ. Trường hợp trong số các đồng tiền đó có Đồng Việt Nam thì phải quy đổi về Đồng Việt Nam. Hồ sơ mời thầu phải quy định về đồng tiền quy đổi, thời điểm và căn cứ xác định tỷ giá quy đổi.
(iii) Đối với chi phí trong nước liên quan đến việc thực hiện gói thầu, dự án, dự án đầu tư kinh doanh, nhà thầu, nhà đầu tư phải chào thầu bằng Đồng Việt Nam.
(iv) Đối với chi phí ở nước ngoài liên quan đến việc thực hiện gói thầu, dự án, dự án đầu tư kinh doanh, nhà thầu, nhà đầu tư được chào thầu bằng đồng tiền nước ngoài, Đồng Việt Nam.