Những công nghệ nào cấm chuyển giao hiện nay? Hành vi nào bị nghiêm cấm chuyển giao công nghệ? Điều kiện và hình thức hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động chuyển giao công nghệ?
>> BSC là gì? Mục tiêu của BSC là gì?
>> Hợp đồng chuyển giao công nghệ có những nội dung gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản Điều 11 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 về công nghệ cấm chuyển giao cụ thể như sau:
(i) Những công nghệ cấm chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam và chuyển giao trong nước bao gồm:
- Các công nghệ không đáp ứng quy định của pháp luật về:
+ An toàn lao động.
+ Vệ sinh lao động.
+ Bảo đảm sức khỏe con người.
+ Bảo vệ tài nguyên.
+ Môi trường và đa dạng sinh học.
- Tạo ra sản phẩm gây hậu quả xấu đến phát triển kinh tế - xã hội; ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh, trật tự và an toàn xã hội.
- Công nghệ; máy móc, thiết bị kèm theo công nghệ không còn sử dụng phổ biến và chuyển giao ở các quốc gia đang phát triển và không đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
- Công nghệ sử dụng hóa chất độc hại hoặc phát sinh chất thải không đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
- Sử dụng chất phóng xạ, tạo ra chất phóng xạ không đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
(ii) Cấm chuyển giao từ Việt Nam ra nước ngoài các công nghệ thuộc Danh mục bí mật nhà nước, trừ những trường hợp khác luật cho phép chuyển giao.
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Những công nghệ nào cấm chuyển giao hiện nay (Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động chuyển giao công nghệ được quy định tại Điều 12 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 cụ thể như sau:
- Hành vi chuyển giao công nghệ lợi dụng làm ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, sức khỏe con người, sức khỏe con người, môi trường, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.
- Hành vi chuyển giao công nghệ làm xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; hủy hoại tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học.
- Chuyển giao công nghệ cấm chuyển giao; chuyển giao trái phép công nghệ hạn chế chuyển giao.
- Vi phạm quy định về quyền chuyển giao công nghệ.
- Hành vi chuyển giao công nghệ lừa dối, giả tạo trong việc lập, thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ, hợp đồng dịch vụ chuyển giao công nghệ, nội dung công nghệ trong hợp đồng, hồ sơ dự án đầu tư.
- Cản trở, từ chối cung cấp thông tin về hoạt động chuyển giao công nghệ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Tiết lộ bí mật công nghệ trái quy định của pháp luật, cản trở hoạt động chuyển giao công nghệ.
- Sử dụng công nghệ không đúng với công nghệ đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, cấp phép.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 76/2028/NĐ-CP về điều kiện được nhận hỗ trợ của doanh nghiệp bao gồm:
- Có dự án thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
- Có hợp đồng chuyển giao công nghệ hoặc Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ (nếu thuộc đối tượng phải đăng ký chuyển giao công nghệ).
- Công nghệ được chuyển giao thuộc dự án quy định tại gạch đầu dòng thứ nhất Mục này.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 76/2028/NĐ-CP quy định về hình thức hỗ trợ doanh nghiệp gồm:
- Cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay để thực hiện chuyển giao công nghệ.
- Hỗ trợ kinh phí thông qua thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ hoặc hỗ trợ trực tiếp.