Nhập khẩu trái cây tươi có cần kiểm dịch thực vật không? Thủ tục nhập khẩu trái cây tươi được quy định như thế nào? Hiện nay đối tượng nào phải chịu thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu?
>> Giá pháo hoa Bộ Quốc phòng 2025? Mua pháo hoa Bộ Quốc phòng ở đâu?
>> Dịch vụ ví điện tử là gì? Hồ sơ mở ví điện tử bao gồm những gì?
Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 1 Thông tư 14/2024/TT-BNNPTNT có hiệu lực ngày 15/12/2024, quy định danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.
Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
1. Thực vật:
Cây và các bộ phận của cây.
2. Sản phẩm thực vật:
a) Các loại củ, quả, hạt, hoa, lá, thân, cành, gốc, rễ, vỏ cây;
b) Các loại tấm, cám, khô dầu, sắn lát, sợi tự nhiên dạng thô, xơ thực vật;
c) Bột có nguồn gốc thực vật, tinh bột sắn;
d) Cọng thuốc lá, bông thô, phế liệu bông, rơm, rạ và thực vật thủy sinh (trừ các loại rong, tảo, thực vật thủy sinh sống ở biển);
đ) Gỗ tròn, gỗ xẻ, pallet gỗ, mùn cưa, mùn dừa;
e) Nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc thực vật (trừ thức ăn ở dạng thành phẩm đã đóng gói kín và ghi nhãn);
g) Giá thể trồng cây có nguồn gốc thực vật.
3. Các loại nấm (trừ nấm ở dạng muối, đông lạnh, đóng hộp, nấm men).
4. Kén tằm, gốc rũ kén tằm.
5. Các loại côn trùng, nhện, nấm bệnh, tuyến trùng, vi khuẩn, virus, phytoplasma, viroids và cỏ dại (trừ dạng tiêu bản) phục vụ cho công tác giám định, tập huấn, phòng trừ sinh học và nghiên cứu khoa học.
6. Trường hợp xuất khẩu những vật thể không thuộc Danh mục quy định tại Điều này sẽ được thực hiện kiểm dịch thực vật theo yêu cầu của nước nhập, khẩu và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết hoặc gia nhập.
Do đó, trái cây tươi thuộc sản phẩm của thực vật nằm trong danh mục kiểm dịch thực vật.
Như vậy, nhập khẩu trái cây tươi phải kiểm dịch thực vật.
File word Luật Quản lý thuế và văn bản hướng dẫn đang còn hiệu lực năm 2024 |
Nhập khẩu trái cây tươi phải kiểm dịch thực vật (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 4 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, quy định thủ tục nhập khẩu trái cây tươi như sau:
(i) Đối với hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân nhập khẩu phải có giấy phép của bộ, cơ quan ngang bộ liên quan.
(ii) Đối với hàng hóa nhập khẩu theo điều kiện, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật.
(iii) Đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra theo quy định tại Điều 65 Luật Quản lý ngoại thương 2017, thương nhân nhập khẩu hàng hóa phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật.
(iv) Đối với hàng hóa không thuộc trường hợp quy định khoản (i), (ii), (iii) thương nhân chỉ phải giải quyết thủ tục nhập khẩu tại cơ quan hải quan.
TIỆN ÍCH: Tra cứu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Căn cứ Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, đối tượng chịu thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu bao gồm:
(i) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
(ii) Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.
(iii) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.
Lưu ý: Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp sau:
- Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển.
- Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại.
- Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác.
- Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.