Nguyên vật liệu dư thừa trong hợp đồng gia công cho nước ngoài có được đem bán hay không? Hợp đồng gia công là gì và hàng hóa gia công được quy định như thế nào?
>> Uỷ nhiệm thu là gì? Hoạt động kiểm soát ủy nhiệm thu tại ngân hàng gồm các bước như thế nào?
>> Điều kiện về nhân sự vận hành, quản trị hệ thống, bảo vệ an ninh mạng được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại 2 Điều 64 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bổ sung khoản 42 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định về các hình thức xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công và sản phẩm gia công như sau
- Bán tại thị trường Việt Nam.
- Xuất khẩu trả ra nước ngoài.
- Chuyển sang thực hiện hợp đồng gia công khác tại Việt Nam.
- Biếu, tặng tại Việt Nam.
- Tiêu hủy tại Việt Nam.
Theo đó, có những hình thức xử nguyên liệu, vật tư dư thừa đối với hợp đồng gia công cho nước ngoài như sau: bán tại thị trường Việt Nam; xuất khẩu trả ra nước ngoài; chuyển sang thực hiện mộ hợp đồng gia công khác tại Việt Nam; biếu, tặng và tiêu hủy tại Việt Nam.
Như vậy, được phép đem bán nguyên vật liệu dư thừa trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại thị trường của Việt Nam.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Nguyên vật liệu dư thừa trong hợp đồng gia công cho nước ngoài có được đem bán hay không
(Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại Điều 178 Luật Thương mại 2005 về định nghĩa gia công thương mại như sau:
Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao.
Lưu ý: Hợp đồng gia công phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương (theo Điều 179 Luật Thương mại 2005).
Căn cứ theo quy định tại Điều 180 Luật Thương mại 2005 về hàng hóa thương mại như sau:
(i) Tất cả các loại hàng hóa đều có thể được gia công, trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh.
(ii) Trường hợp gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài để tiêu thụ ở nước ngoài thì hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu có thể được gia công nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Căn cứ theo quy định tại Điều 181 Luật Thương mại 2005 quy định về các quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công như sau:
- Giao một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu gia công theo đúng hợp đồng gia công hoặc giao tiền để mua vật liệu theo số lượng, chất lượng và mức giá thoả thuận.
- Sau khi thanh lý hợp đồng gia công, trừ những trường hợp có thỏa thuận khác bên đặt gia công có quyền nhận lại toàn bộ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, phế liệu.
- Bán, tiêu huỷ, tặng biếu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo thoả thuận và phù hợp với quy định của pháp luật.
- Cử người đại diện để kiểm tra, giám sát việc gia công tại nơi nhận gia công, cử chuyên gia để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm gia công theo thoả thuận trong hợp đồng gia công.
- Chịu trách nhiệm đối với tính hợp pháp về quyền sở hữu trí tuệ của hàng hoá gia công, nguyên liệu, vật liệu, máy móc, thiết bị dùng để gia công chuyển cho bên nhận gia công.