Theo quy định pháp luật hiện hành, trường hợp người lao động được cử đi công tác nước ngoài 6 tháng thì việc đóng BHXH, BHYT sẽ được thưc hiện như thế nào?
>> Người lao động có quyền lợi gì khi đóng bảo hiểm y tế 05 năm liên tục?
>> Năm 2024, quên mật khẩu VssID làm sao để đăng nhập?
Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, mức đóng và phương thức đóng được quy định như sau:
(i) Mức đóng hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài, đối với người lao động đã có quá trình tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở đối với người lao động chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
(ii) Phương thức đóng được thực hiện 3 tháng, 06 tháng, 12 tháng một lần hoặc đóng trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Người lao động đóng trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Trường hợp đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp thu, nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động và đăng ký phương thức đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Trường hợp người lao động được gia hạn hợp đồng hoặc ký hợp đồng lao động mới ngay tại nước tiếp nhận lao động thì thực hiện đóng bảo hiểm xã hội theo phương thức quy định tại nội dung này hoặc truy nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội sau khi về nước.
(Khoản 2 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)
Tổng hợp văn bản về quy trình giải quyết hưởng chế độ BHXH mới nhất (cập nhật ngày 26/6/2024) |
File Excel tính tiền lương, phụ cấp của người lao động năm 2024 |
Chế độ đóng BHXH, BHYT đối với người lao động được cử đi công tác nước ngoài 6 tháng
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
(i) Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.
(ii) Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.
Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
(iii) Trường hợp tiền lương tháng quy định tại khoản (i) và khoản (ii) Mục này cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.
(iv) Chính phủ quy định chi tiết việc truy thu, truy đóng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động, người sử dụng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
(Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)
Theo Điều 82 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành từ các nguồn sau:
- Người sử dụng lao động đóng theo quy định tại Điều 86 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
- Người lao động đóng theo quy định tại Điều 85 và Điều 87 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
- Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ.
- Hỗ trợ của Nhà nước.
- Các nguồn thu hợp pháp khác.