Tôi nghỉ hưu và hưởng lương từ đầu năm 2024 nhưng sức khỏe còn tốt nên vừa ký hợp đồng lao động làm bảo vệ với công ty. Vậy tôi có bị cắt lương hưu không? – Thanh Hải (Đà Nẵng).
>> Người lao động nghỉ ốm 01 ngày có được công ty trả lương không?
>> Năm 2024, tăng lương cho nhân viên, có cần ký lại hợp đồng lao động?
Căn cứ khoản 2 Điều 149 Bộ luật Lao động 2019, khi người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội mà làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động.
Như vậy, trong trường hợp trên, người lao động cao tuổi nghỉ hưu năm 2024 nhưng vẫn đi làm không bị cắt lương hưu. Người lao động vẫn được nhận tiền lương do công ty trả và được hưởng đầy đủ lương hưu hàng tháng.
File word Luật Việc làm và văn bản hướng dẫn mới nhất năm 2024 |
Nghỉ hưu năm 2024 mà vẫn đi làm thì không bị cắt lương hưu
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP, độ tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường năm 2024 là 61 tuổi đối với lao động nam và 56 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ.
Căn cứ Điều 5 Nghị định 135/2020/NĐ-CP, người lao động có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn độ tuổi nghỉ hưu trong điều kiện bình thường nhưng không quá 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Mục 2 nêu trên, tại thời điểm nghỉ hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác:
(i) Người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
(ii) Người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01/01/2021.
Danh mục vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được quy định tại Phụ lục ban hành kèm Thông tư 19/2021/TT-BLĐTBXH.
(iii) Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
(iv) Người lao động có tổng thời gian làm nghề, công việc quy định tại khoản (i) và thời gian làm việc ở vùng quy định tại khoản (ii) nêu trên từ đủ 15 năm trở lên.
Điều 148. Người lao động cao tuổi – Bộ luật Lao động 2019 1. Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật này. 2. Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian. 3. Nhà nước khuyến khích sử dụng người lao động cao tuổi làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực. Điều 149. Sử dụng người lao động cao tuổi – Bộ luật Lao động 2019 1. Khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn. 2. Khi người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội mà làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động. 3. Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn. 4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khỏe của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc. |