NAV trong chứng khoán là gì? Các đặc điểm của NAV là gì? Đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng như thế nào? Thực hiện bảo lãnh phát hành cần có điều kiện gì?
>> Cổ phiếu ESOP sau thời gian bao lâu thì được chuyển nhượng?
>> CFA là gi? Lợi ích của chứng chỉ CFA?
NAV (Net Asset Value) trong chứng khoán là giá trị tài sản ròng của một quỹ đầu tư, được tính bằng tổng giá trị tài sản của quỹ trừ đi các khoản nợ. NAV thường được sử dụng để đo lường giá trị của một chứng chỉ quỹ hoặc một đơn vị đầu tư trong quỹ.
Công thức tính NAV là:
NAV |
= |
Tổng giá trị tài sản – Tổng nợ |
Số lượng đơn vị |
Ví dụ:
Nếu một quỹ đầu tư có tổng tài sản là 100 triệu đồng, tổng nợ là 10 triệu đồng và có 9 triệu đơn vị quỹ, thì NAV của mỗi đơn vị quỹ sẽ là:
NAV |
= |
100 triệu – 10 triệu |
= |
10 đồng |
9 triệu |
- Đo lường giá trị của quỹ: NAV phản ánh giá trị thực tế của một đơn vị chứng chỉ quỹ tại một thời điểm nhất định.
- Được tính hàng ngày: NAV thường được tính vào cuối ngày giao dịch, sau khi đã cộng dồn giá trị của tất cả các tài sản trong danh mục đầu tư.
- Được sử dụng để mua/bán chứng chỉ quỹ: Các nhà đầu tư có thể mua hoặc bán chứng chỉ quỹ dựa trên giá trị NAV. Khi bạn mua hoặc bán quỹ đầu tư, giao dịch được thực hiện với giá NAV, thay vì giá thị trường như cổ phiếu.
Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo
Toàn văn File word Luật Chứng khoán và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
NAV trong chứng khoán là gì; Các đặc điểm của NAV trong chứng khoán là gì
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Luật Chứng khoán 2019, đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng bao gồm những nội dung sau đây:
(i) Tổ chức phát hành, cổ đông công ty đại chúng trước khi chào bán chứng khoán ra công chúng phải đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, trừ trường hợp quy định tại khoản (ii) Mục này.
(ii) Các trường hợp sau đây không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng:
- Chào bán công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do ngân hàng chính sách phát hành, trái phiếu chính quyền địa phương.
- Chào bán trái phiếu của tổ chức tài chính quốc tế được Chính phủ Việt Nam chấp thuận.
- Chào bán cổ phiếu ra công chúng để chuyển doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần.
- Việc bán chứng khoán theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của Trọng tài hoặc việc bán chứng khoán của người quản lý hoặc người được nhận tài sản trong trường hợp phá sản hoặc mất khả năng thanh toán.
Theo quy định tại Điều 17 Luật Chứng khoán 2019, điều kiện thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng bao gồm những nội dung sau:
(i) Tổ chức thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng là công ty chứng khoán, tổ chức đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép thực hiện hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán theo quy định của Luật Chứng khoán 2019.
- Đáp ứng các chỉ tiêu an toàn tài chính theo quy định của pháp luật.
- Không phải là người có liên quan với tổ chức phát hành.
(ii) Tổ chức thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng thực hiện bảo lãnh theo phương thức nhận mua một phần hoặc toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành chỉ được phép bảo lãnh phát hành tổng giá trị chứng khoán không được lớn hơn vốn chủ sở hữu và không quá 15 lần hiệu số giữa giá trị tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn tính theo báo cáo tài chính quý gần nhất.