Năm 2024, có được phép thành lập hộ kinh doanh nhưng không hoạt động hay không? Thành lập hộ kinh doanh nhưng không hoạt động có bị xử phạt?
>> Môi giới cho thuê kho có cần chứng chỉ hành nghề môi giới không?
Căn cứ khoản 1 Điều 91 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, quy định về trường hợp tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh. Theo đó, trường hợp tạm ngừng kinh doanh từ 30 ngày trở lên, hộ kinh doanh phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký kinh doanh và Cơ quan thuế trực tiếp quản lý.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 92 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, khi chấm dứt hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh phải gửi thông báo về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký.
Lưu ý: Hộ kinh doanh có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản nợ, gồm cả nợ thuế và nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện trước khi nộp hồ sơ chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh, trừ trường hợp hộ kinh doanh và chủ nợ có thỏa thuận khác. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và ra thông báo về việc chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh.
Như vây, tùy vào từng trường hợp cụ thể, sau khi đăng ký hộ kinh doanh mà không hoạt động có thể được xem là tạm ngừng kinh doanh hoặc chấm dứt kinh doanh.
Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh/tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo của hộ kinh doanh - Phụ lục II-4 (Thông tư 02/2023/TT-BKHĐT) |
Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh theo mẫu tại Phụ lục III-1 Thông tư 02/2023/TT-BKHĐT |
Tạm ngừng hoặc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh nhưng không thực hiện thông báo có thể bị phạt đến 10 triệu đồng (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 63 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi:
- Tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo nhưng không gửi thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký.
- Chấm dứt hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không thông báo hoặc không nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.
Ngoài ra, mức phạt này còn áp dụng đối với các hành vi:
- Không báo cáo tình hình kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.
- Thay đổi chủ hộ kinh doanh nhưng không gửi hồ sơ thông báo thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký.
- Chuyển địa điểm kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.
- Thay đổi ngành, nghề kinh doanh nhưng không gửi thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở chính.
- Hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng không thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh, cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường.
Đồng thời căn cứ điểm b khoản 2 Điều 63 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, ngoài bị xử phạt với số tiền nêu trên, hộ kinh doanh có hành vi vi phạm còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện theo quy định.
Như vậy, thành lập hộ kinh doanh nhưng không hoạt động mà không thực hiện thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định tại Mục 1 sẽ bị xử phạt từ 5 - 10 triệu đồng và thực hiện thông báo theo quy định.
Lưu ý: Trường hợp ngừng hoạt động kinh doanh quá 06 tháng liên tục mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đăng ký và Cơ quan thuế sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (theo điểm b khoản 1 Điều 93 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).
Xem chi tiết tại bài viết: Hộ kinh doanh được tạm ngừng kinh doanh trong bao lâu?
Căn cứ điểm c, điểm d khoản 3 Phụ lục II Quyết định 1323/QĐ-BKHĐT, hồ sơ thực hiện tạm ngừng kinh doanh hộ kinh doanh năm 2024 bao gồm:
(i) Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh theo mẫu tại Phụ lục III-4 ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BKHĐT.
(ii) Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc đăng ký tạm ngừng kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Căn cứ khoản 1 Điều 92 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh năm 2024 bao gồm:
(i) Thông báo chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh (mẫu Phụ lục III-5) ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BKHĐT.
(ii) Thông báo về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế của Cơ quan thuế (Mẫu số 18/TB-ĐKT) ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC.
(iii) Bản sao Biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
>>Tham khảo mẫu: Biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh.
(iv) Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
>>Xem thêm công việc pháp lý: Chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh