Năm 2024, công ty có thể ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với người lao động nước ngoài không? Rất mong được giải đáp thắc mắc! – Thu Thảo (Thanh Hóa).
>> Chấm dứt hợp đồng lao động trong năm 2024, giấy phép lao động có đương nhiên hết hiệu lực không?
>> Năm 2024, nhân viên có thể tự mình chốt sổ BHXH không?
Căn cứ khoản 2 Điều 151 Bộ luật Lao động 2019, thời hạn của hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không được vượt quá thời hạn của Giấy phép lao động.
Đồng thời, căn cứ Điều 155 Bộ luật Lao động 2019, thời hạn của giấy phép lao động tối đa là 02 năm, trường hợp gia hạn thì chỉ được gia hạn một lần với thời hạn tối đa là 02 năm.
Như vậy, công ty không kể ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với người lao động nước ngoài. Khi sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.
File word Luật Việc làm và văn bản hướng dẫn mới nhất năm 2024 |
Người lao động nước ngoài không thể ký hợp đồng không xác định thời hạn năm 2024
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 2 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
Phạm vi điều chỉnh của Luật Việc làm 2013 là quy định chính sách hỗ trợ tạo việc làm; thông tin thị trường lao động; đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; tổ chức, hoạt động dịch vụ việc làm; bảo hiểm thất nghiệp và quản lý nhà nước về việc làm (Điều 1).
Luật Việc làm 2013 áp dụng đối với người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc làm (Điều 2).
Đồng thời, khoản 1 Điều 3 Luật Việc làm 2013 nêu rõ từ người lao động trong Luật Việc làm 2013 được hiểu là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và có nhu cầu làm việc.
Như vậy, người lao động nước ngoài không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Điều 153. Trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài – Bộ luật Lao động 2019 1. Người lao động nước ngoài phải xuất trình giấy phép lao động khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 2. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động sẽ bị buộc xuất cảnh hoặc trục xuất theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. 3. Người sử dụng lao động sử dụng người lao động nước ngoài làm việc cho mình mà không có giấy phép lao động thì bị xử lý theo quy định của pháp luật. Điều 154. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động – Bộ luật Lao động 2019 1. Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ. 2. Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ. 3. Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án hoặc chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam. 4. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ. 5. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được. 6. Là luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư. 7. Trường hợp theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 8. Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. 9. Trường hợp khác theo quy định của Chính phủ. |