Năm 2024, hộ kinh doanh có thể hoạt động tại nhiều địa điểm hay không? Hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh khi thay đổi trụ sở hộ kinh doanh gồm những gì?
>> Tài liệu lưu trữ là bản photo không công chứng có được không?
>> Có phải tiệm vàng nào cũng được bán vàng miếng?
Căn cứ khoản 2 Điều 86 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.
Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh/tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo của hộ kinh doanh - Phụ lục II-4 (Thông tư 02/2023/TT-BKHĐT) |
Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh theo mẫu tại Phụ lục III-1 Thông tư 02/2023/TT-BKHĐT |
Năm 2024, một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 2 Điều 90 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, khi chuyển địa chỉ trụ sở sang quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cùng nơi đã đăng ký, hộ kinh doanh gửi hồ sơ thông báo thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
(i) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh (Phụ lục III-2) ban hành kèm Thông tư 02/2023/TT-BKHĐT do chủ hộ kinh doanh ký.
(ii) Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
Căn cứ khoản 4 Điều 90 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, trường hợp hộ kinh doanh chuyển địa chỉ trụ sở sang quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nơi hộ kinh doanh đã đăng ký, hộ kinh doanh gửi hồ sơ thông báo thay đổi địa chỉ đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi dự định đặt trụ sở mới. Hồ sơ phải có bản sao các giấy tờ sau đây:
(i) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh (Phụ lục III-2) ban hành kèm Thông tư 02/2023/TT-BKHĐT do chủ hộ kinh doanh ký.
(ii) Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
(iii) Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi kinh doanh không đúng phạm vi, đối tượng, quy mô, thời hạn, địa bàn, địa điểm hoặc mặt hàng ghi trong giấy phép kinh doanh được cấp.
Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 2 và khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP), mức phạt tiền nêu trên áp dụng với cá nhân có hành vi vi phạm.
Hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật; hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật có hành vi vi phạm thì bị xử phạt như đối với cá nhân vi phạm.
Ngoài ra, căn cứ khoản 7 Điều 6 Nghị định 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP), ngoài bị xử phạt hành chính với số tiền nêu trên, người có hành vi vi phạm còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Theo đó, hộ kinh doanh không kinh doanh tại địa điểm đăng ký kinh doanh bị xử phạt từ 5 đến 10 triệu đồng và nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.