Chưa đủ 18 tuổi có được vay vốn công ty tài chính hay không? Muốn vay vốn cần phải đáp ứng những điều kiện nào không?
>> Năm 2024, chuyển khoản trên 500 triệu phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước?
>> Khi công ty chia cổ tức, cùng là cổ đông của công ty thì có được nhận cổ tức khác nhau hay không?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 39/2016/TT-NHNN (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 12/2024/TT-NHNN và Điều 2 Thông tư 06/2023/TT-NHNN), công ty tài chính xem xét cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây:
(i) Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
(ii) Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp.
(iii) Có phương án sử dụng vốn khả thi. Điều kiện này không bắt buộc đối với khoản cho vay có mức giá trị nhỏ.
(iv) Có khả năng tài chính để trả nợ.
Theo đó, cá nhân từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự có thể vay vốn của công ty tài chính.
File Word Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 |
Công ty tài chính có được phép cho khách hàng từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi vay vốn theo quy định của pháp luật (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Tại phần giải đáp câu hỏi 3 Bảng giải đáp một số câu hỏi về nội dung của Thông tư 39/2016/TT-NHNN ban hành kèm theo Công văn 1576/NHNN-CSTT ngày 14/3/2017, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giải đáp vấn đề này như sau:
Căn cứ khoản 3 Điều 2 Thông tư 39/2016/TT-NHNN (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm b, c khoản 1 Điều 1 Thông tư 12/2024/TT-NHNN), quy định khách hàng vay vốn tại tổ chức tín dụng là pháp nhân, cá nhân, bao gồm:
(i) Pháp nhân được thành lập và hoạt động tại Việt Nam, pháp nhân được thành lập ở nước ngoài và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
(ii) Cá nhân có quốc tịch Việt Nam, cá nhân có quốc tịch nước ngoài.
Đối với tổ chức không có tư cách pháp nhân như tổ hợp tác, hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân, thì tổ chức tín dụng xem xét cho vay đối với cá nhân (một hoặc một số cá nhân) phù hợp với các quy định tại Thông tư 39/2016/TT-NHNN và Bộ luật Dân sự 2015.
Căn cứ Điều 10 Thông tư 39/2016/TT-NHNN, công ty tài chính xem xét quyết định cho khách hàng vay theo các loại cho vay như sau:
(i) Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay tối đa 01 năm.
(ii) Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 01 năm và tối đa 05 năm.
(iii) Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 05 năm.
Điều 2. Giải thích từ ngữ - Thông tư 39/2016/TT-NHNN (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Thông tư 12/2024/TT-NHNN) 1. Cho vay là hình thức cấp tín dụng thông qua việc tổ chức tín dụng giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định, trong một thời gian nhất định, theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi theo thỏa thuận cho tổ chức tín dụng. 2. Tổ chức tín dụng cho vay là tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm: a) Ngân hàng thương mại; b) Ngân hàng hợp tác xã; c) Tổ chức tín dụng phi ngân hàng; d) Tổ chức tài chính vi mô; đ) Quỹ tín dụng nhân dân; e) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài. … 6. Phương án sử dụng vốn là tập hợp các thông tin về việc sử dụng vốn của khách hàng, trong đó phải có các thông tin: a) Tổng nguồn vốn cần sử dụng, chi tiết các loại nguồn vốn trong tổng nguồn vốn cần sử dụng (trong đó có nguồn vốn cần vay tại tổ chức tín dụng); mục đích sử dụng vốn; thời gian sử dụng vốn; b) Nguồn trả nợ của khách hàng; … |