Trong năm 2024, người dân có được phép thành lập công ty kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê hay không? Rất mong được giải đáp cụ thể! – Kiều Loan (Thành phố Hồ Chí Minh).
>> Đấu thầu là gì? Luật Đấu thầu mới nhất năm 2024 là Luật nào?
>> Trong năm 2024, công ty có được phép có nhiều con dấu hay không?
Căn cứ điểm h khoản 1 Điều 6 Luật Đầu tư 2020 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2021), các hoạt động sau đây thuộc đối tượng cấm đầu tư kinh doanh:
(i) Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật Đầu tư 2020.
(ii) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật Đầu tư 2020.
(iii) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật Đầu tư 2020.
(iv) Kinh doanh mại dâm.
(v) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người.
(vi) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người.
(vii) Kinh doanh pháo nổ.
(viii) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Theo đó, kinh doanh dịch vụ đòi nợ là một trong những ngành nghề bị cấm đầu tư kinh doanh. Như vậy, từ ngày 01/01/2021, người dân không được phép thành lập công ty kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê.
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Người dân không được phép thành lập công ty đòi nợ thuê (Ảnh minh họa – nguồn Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ thuộc danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh.
Căn cứ điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP), mức phạt tiền trên là áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Trường hợp hành vi vi phạm trên do tổ chức thực hiện thì mức phạt sẽ từ 120.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng.
Ngoài việc bị xử phạt với mức tiền nêu trên, người vi phạm còn phải áp dụng hình thức phạt bổ sung là bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm và phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê (theo khoản 2, khoản 3 Điều 7 Nghị định 98/2020/NĐ-CP).
Căn cứ khoản 5 Điều 77 Luật Đầu tư 2020, hợp đồng cung cấp dịch vụ đòi nợ ký kết trước ngày 01/01/2021 sẽ chấm dứt hiệu lực kể từ ngày 01/01/2021; các bên tham gia hợp đồng được thực hiện các hoạt động để thanh lý hợp đồng cung cấp dịch vụ đòi nợ theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 5. Chính sách về đầu tư kinh doanh – Luật Đầu tư 2020 1. Nhà đầu tư có quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà Luật này không cấm. Đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật. 2. Nhà đầu tư được tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về hoạt động đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; được tiếp cận, sử dụng các nguồn vốn tín dụng, quỹ hỗ trợ, sử dụng đất đai và tài nguyên khác theo quy định của pháp luật. 3. Nhà đầu tư bị đình chỉ, ngừng, chấm dứt hoạt động đầu tư kinh doanh nếu hoạt động này gây phương hại hoặc có nguy cơ gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia. 4. Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu về tài sản, vốn đầu tư, thu nhập và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tư. 5. Nhà nước đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư; có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, phát triển bền vững các ngành kinh tế. 6. Nhà nước tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về đầu tư mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. |