Theo pháp luật hiện hành thì những trường hợp nào chứng khoán sẽ bị phong tỏa? Quy định cụ thể từng trường hợp ra sao?
>> Điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh 2024?
>> Trường hợp mất khả năng thanh toán giao dịch chứng khoán sẽ được xử lý như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 23 Thông tư 119/2020/TT-BTC, tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện phong tỏa chứng khoán trong 03 trường hợp:
(i) Phong tỏa chứng khoán theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
(ii) Phong tỏa chứng khoán theo yêu cầu của nhà đầu tư.
(iii) Phong tỏa chứng khoán của nhà đầu tư được sử dụng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trong các giao dịch bảo đảm.
File word Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn mới nhất năm 2024 |
Năm 2024, chứng khoán bị phong tỏa trong trường hợp (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ các khoản 2, 3 và 4 Điều 23 Thông tư 119/2020/TT-BTC, việc thực hiện phong tỏa đối với từng trường hợp được quy định cụ thể như sau:
Đối với trường hợp phong tỏa chứng khoán theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam chỉ thực hiện phong tỏa sau khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Sau khi phong tỏa chứng khoán trên các tài khoản lưu ký chứng khoán, tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có trách nhiệm thông báo để thành viên lưu ký, tổ chức mở tài khoản trực tiếp thực hiện phong tỏa chứng khoán và thông báo cho khách hàng có liên quan của thành viên lưu ký.
Đối với trường hợp phong tỏa chứng khoán theo yêu cầu của nhà đầu tư, tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện phong tỏa chứng khoán của nhà đầu tư khi có yêu cầu của chính nhà đầu tư gửi cho tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thông qua thành viên lưu ký nơi nhà đầu tư có chứng khoán lưu ký thực hiện phong tỏa.
Chứng khoán phong tỏa là loại chứng khoán tự do chuyển nhượng, không bị phong tỏa, tạm giữ, ký quỹ. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có trách nhiệm xử lý hồ sơ phong tỏa chứng khoán trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Việc phong tỏa chứng khoán theo yêu cầu của nhà đầu tư được thực hiện theo quy chế về hoạt động lưu ký chứng khoán của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Đối với trường hợp phong tỏa chứng khoán của nhà đầu tư được sử dụng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trong các giao dịch bảo đảm, tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện theo quy định về đăng ký biện pháp bảo đảm đối với chứng khoán đã đăng ký tập trung tại tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Điều 19. Hiệu lực lưu ký chứng khoán – Thông tư 119/2020/TT-BTC 1. Việc lưu ký chứng khoán tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có hiệu lực kể từ thời điểm Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện hạch toán trên tài khoản lưu ký chứng khoán của thành viên lưu ký, tổ chức mở tài khoản trực tiếp mở tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. 2. Việc hạch toán, chuyển khoản chứng khoán bằng bút toán ghi sổ giữa các tài khoản lưu ký chứng khoán của thành viên lưu ký, tổ chức mở tài khoản trực tiếp hoặc khách hàng lưu ký tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có hiệu lực pháp lý như đối với chuyển giao chứng khoán chứng chỉ và được pháp luật thừa nhận. |