Trường hợp nào thành viên bù trừ được xem là mất khả năng thanh toán giao dịch chứng khoán? Trình tự xử lý những trường hợp đó như thế nào?
>> Năm 2024, tổ chức phát hành bị hủy đăng ký chứng khoán trong trường hợp nào?
>> Năm 2024, thừa kế chứng khoán có được xem là chuyển quyền sở hữu chứng khoán?
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Thông tư 119/2020/TT-BTC, trường hợp thiếu tiền, tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam được sử dụng các nguồn hỗ trợ để đảm bảo thanh toán giao dịch chứng khoán khi thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán giao dịch chứng khoán theo trình tự sau:
(i) Sử dụng tiền ký quỹ bù trừ của thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán giao dịch chứng khoán theo trình tự quy định tại quy chế của tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
(ii) Sử dụng khoản đóng góp quỹ bù trừ bằng tiền của thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán giao dịch chứng khoán trường hợp tiền ký quỹ bù trừ của thành viên bù trừ không đủ bù đắp nghĩa vụ thanh toán.
(iii) Thực hiện sử dụng, bán, chuyển giao tài sản ký quỹ bù trừ của thành viên bù trừ, nhà đầu tư mất khả năng thanh toán giao dịch chứng khoán, tài sản đóng góp quỹ bù trừ bằng chứng khoán của thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán giao dịch chứng khoán theo quy chế của tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
(iv) Sử dụng khoản đóng góp quỹ bù trừ của thành viên bù trừ khác theo tỷ lệ do tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam quyết định. Trong trường hợp này tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thông báo cho các thành viên bù trừ thông tin về việc sử dụng quỹ bù trừ để đảm bảo thanh toán trong ngày sử dụng. Thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán giao dịch chứng khoán có trách nhiệm hoàn trả toàn bộ số tài sản quỹ bù trừ đã sử dụng và thanh toán tiền lãi cho các thành viên bù trừ khác theo lãi suất do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam quy định.
(v) Sử dụng Quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ và các nguồn vốn hợp pháp khác của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam sau khi được sự chấp thuận của Bộ Tài chính.
File word Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn mới nhất năm 2024 |
Trường hợp mất khả năng thanh toán giao dịch chứng khoán sẽ được xử lý như thế nào
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ khoản 3 Điều 35 Thông tư 119/2020/TT-BTC, trường hợp thiếu chứng khoán do sửa lỗi sau giao dịch hoặc xử lý lỗi tự doanh, thành viên bù trừ áp dụng các biện pháp hỗ trợ theo trình tự sau:
(i) Sử dụng chứng khoán vay qua hệ thống vay và cho vay chứng khoán do tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam quản lý.
(ii) Trường hợp đến thời điểm thanh toán theo quy định, thành viên bù trừ vẫn không đủ chứng khoán để thanh toán, tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam sẽ thực hiện lùi thời hạn thanh toán đối với số lượng chứng khoán thiếu của thành viên bù trừ để tiếp tục áp dụng cơ chế hỗ trợ do thiếu chứng khoán quy định tại khoản (i) và (iii) Mục này. Việc lùi thời hạn thanh toán thực hiện theo quy định tại Điều 36 Thông tư 119/2020/TT-BTC.
(iii) Mua bắt buộc qua hệ thống giao dịch chứng khoán. Giao dịch mua bắt buộc được thanh toán trong ngày và được bù trừ chung với giao dịch có cùng ngày thanh toán qua hệ thống của tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Căn cứ khoản 4 Điều 35 Thông tư 119/2020/TT-BTC, tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam được thực hiện thanh toán bằng tiền đối với giao dịch thiếu chứng khoán trong các trường hợp sau:
(i) Ngày thanh toán là ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền có phát sinh lợi ích vật chất mà thành viên bù trừ không hoàn tất việc vay, mua bắt buộc chứng khoán trong thời gian quy định.
(ii) Chứng khoán thiếu không được phép vay và mua bắt buộc theo quy định của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.
(iii) Thành viên bù trừ đã áp dụng các biện pháp hỗ trợ quy định tại Mục 2 mà vẫn không đủ chứng khoán để thanh toán.
Căn cứ khoản 5 Điều 35 Thông tư 119/2020/TT-BTC, thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán giao dịch chứng khoán, khách hàng của thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán giao dịch chứng khoán phải hoàn trả các nguồn hỗ trợ đã sử dụng quy định tại Mục 1 theo trình tự như sau:
(i) Các nguồn vốn hợp pháp của tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
(ii) Quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ của tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
(iii) Khoản đóng góp của các thành viên bù trừ khác trong quỹ bù trừ.
(iv) Khoản đóng góp của chính thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán giao dịch chứng khoán trong quỹ bù trừ.
Căn cứ khoản 8 Điều 35 Thông tư 119/2020/TT-BTC, ngoài việc sử dụng các biện pháp đảm bảo khả năng thanh toán theo quy định tại các Mục 1, 2, 3, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam được thực hiện các biện pháp sau:
(i) Yêu cầu thành viên bù trừ giải trình lý do, cung cấp toàn bộ thông tin liên quan đến việc mất khả năng thanh toán giao dịch chứng khoán, cung cấp danh sách khách hàng, thông tin nhận biết khách hàng và thông tin trên tài khoản ký quỹ bù trừ của khách hàng và thành viên bù trừ.
(ii) Phối hợp với Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam để đình chỉ giao dịch đối với thành viên bù trừ là thành viên giao dịch, thành viên giao dịch không bù trừ có hợp đồng ủy thác bù trừ, thanh toán với thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán giao dịch chứng khoán, ngoại trừ các giao dịch theo yêu cầu của tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam (nếu có) để làm giảm nghĩa vụ thanh toán hoặc nghĩa vụ ký quỹ bù trừ của nhà đầu tư, thành viên bù trừ.
(iii) Điều chỉnh mức ký quỹ bù trừ yêu cầu, mức đóng góp quỹ bù trừ đối với thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán giao dịch chứng khoán.
Căn cứ khoản 9 Điều 35 Thông tư 119/2020/TT-BTC, trong trường hợp nhà đầu tư mất khả năng thanh toán giao dịch chứng khoán, thành viên bù trừ có trách nhiệm báo cáo ngay cho Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thông tin về giao dịch chứng khoán, danh mục tài sản ký quỹ bù trừ của nhà đầu tư đó và thực hiện các biện pháp xử lý phù hợp, bao gồm:
(i) Yêu cầu nhà đầu tư hoặc thành viên bù trừ thực hiện giao dịch bắt buộc đối ứng với giao dịch đã thực hiện trong cùng ngày giao dịch để giảm thiểu nghĩa vụ thanh toán.
(ii) Đình chỉ việc nhận lệnh giao dịch chứng khoán mới từ nhà đầu tư liên quan đồng thời hủy các lệnh giao dịch chưa thực hiện của nhà đầu tư đó.
(iii) Sử dụng, bán, chuyển giao tài sản ký quỹ bù trừ của nhà đầu tư để mua hoặc làm tài sản bảo đảm cho khoản vay để thực hiện nghĩa vụ thanh toán đối với các giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư. Trường hợp không đủ, thành viên bù trừ phải sử dụng tài sản của mình để thực hiện thanh toán thay cho nhà đầu tư.