Giấy vận tải của các chuyến xe vận chuyển hàng hóa phải lưu trữ bao lâu? Hợp đồng vận tải hàng hóa là gì? Hợp đồng vận tải hàng hóa bao gồm những nội dung như thế nào?
>> Doanh nghiệp sử dụng tiêu chuẩn kỹ thuật đã hết hiệu lực để thực hiện bảo trì bị phạt bao nhiêu?
>> Thời điểm và tần suất đánh giá an toàn công trình được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 8, khoản 9 Điều 8 Nghị định 158/2024/NĐ-CP, quy định giấy vận tải như sau:
(i) Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải cấp cho lái xe Giấy vận tải trong quá trình vận chuyển hàng hóa trên đường.
Giấy vận tải phải có xác nhận (ký, ghi rõ họ và tên) khối lượng hàng hóa đã xếp lên phương tiện của chủ hàng (hoặc người được chủ hàng ủy quyền) hoặc đại diện đơn vị, cá nhân thực hiện việc xếp hàng.
(ii) Khi vận chuyển hàng hóa, lái xe phải mang theo Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) bằng văn bản giấy hoặc phải có thiết bị để truy cập vào phần mềm thể hiện nội dung của Giấy vận tải và các giấy tờ của lái xe và phương tiện theo quy định của pháp luật. Đơn vị kinh doanh vận tải và lái xe không được chở hàng vượt quá khối lượng cho phép tham gia giao thông.
Căn cứ khoản 11 Điều 8 Nghị định 158/2024/NĐ-CP, thời hạn lưu trữ giấy vận tải như sau:
Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô
…
11. Giấy vận tải bằng văn bản giấy hoặc điện tử do đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa tự phát hành và có các thông tin tối thiểu gồm: tên đơn vị vận tải; biển kiểm soát xe; tên đơn vị hoặc người thuê vận tải; hành trình (điểm đầu, điểm cuối); số hợp đồng, ngày tháng năm ký hợp đồng (nếu có); loại hàng và khối lượng hàng vận chuyển trên xe. Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải thực hiện lưu trữ Giấy vận tải của các chuyến xe đã thực hiện trong thời gian tối thiểu 03 năm.
Như vậy, giấy vận tải của các chuyến xe phải được lưu trữ tối thiểu 3 năm.
![]() |
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô |
Giấy vận tải của các chuyến xe vận chuyển hàng hóa phải lưu trữ bao lâu
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 17 Nghị định 158/2024/NĐ-CP, hợp đồng vận tải hàng hóa bằng văn bản (văn bản giấy hoặc hợp đồng điện tử) là sự thỏa thuận giữa các bên tham gia ký kết hợp đồng; theo đó, đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa đến địa điểm đã định theo thỏa thuận, hành khách hoặc người thuê vận tải phải thanh toán cước phí vận chuyển.
Căn cứ khoản 2 Điều 17 Nghị định 158/2024/NĐ-CP, hợp đồng vận tải hàng hóa phải có đầy đủ các nội dung tối thiểu sau:
(i) Thông tin về đơn vị kinh doanh vận tải ký hợp đồng: tên, địa chỉ, điện thoại, mã số thuế, người đại diện ký hợp đồng (tên, số định danh cá nhân (số căn cước công dân)).
(ii) Thông tin về hành khách hoặc người thuê vận tải (tổ chức hoặc cá nhân): tên, số định danh cá nhân (số căn cước công dân), địa chỉ, số điện thoại.
(iii) Thông tin về thực hiện hợp đồng: thời gian bắt đầu thực hiện (ngày, giờ) và kết thúc hợp đồng; địa chỉ điểm đầu, địa chỉ điểm cuối và các điểm đón, trả khách (hoặc xếp, dỡ hàng hóa) trên hành trình vận chuyển; cự ly của hành trình vận chuyển (km); số lượng khách (hoặc khối lượng hàng hóa vận chuyển).
(iv) Thông tin về giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán.
(v) Quy định về trách nhiệm của các bên tham gia thực hiện hợp đồng vận chuyển, trong đó thể hiện việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước; quyền, nghĩa vụ của bên vận chuyển, hành khách hoặc người thuê vận tải; số điện thoại liên hệ tiếp nhận giải quyết phản ánh, khiếu nại, tố cáo của hành khách; cam kết trách nhiệm thực hiện hợp đồng và quy định về đền bù thiệt hại cho người thuê vận tải, hành khách.