Cho tôi hỏi, người sử dụng lao động vi phạm quy định về lao động là người giúp việc gia đình thì bị phạt ra sao? – Mỹ Nhi (Cà Mau).
>> Vi phạm quy định về quan trắc môi trường lao động năm 2023 bị xử phạt thế nào?
>> Vi phạm quy định về hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động năm 2023 bị phạt thế nào?
Tại Điều 30 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, nếu vi phạm quy định về người lao động là người giúp việc gia đình thì người sử dụng lao động là cá nhân sẽ bị phạt như sau:
Hành vi vi phạm |
Hình thức phạt hành chính |
Biện pháp khắc phục hậu quả |
Người sử dụng lao động có hành vi không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình |
Phạt cảnh cáo |
Buộc người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình |
Người sử dụng lao động không trả tiền tàu xe đi đường khi lao động là người giúp việc gia đình thôi việc về nơi cư trú, trừ trường hợp lao động là người giúp việc gia đình chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn |
Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền tàu xe đi đường cho lao động là người giúp việc gia đình |
|
Người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: - Không thông báo cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn việc sử dụng lao động hoặc chấm dứt việc sử dụng lao động là người giúp việc gia đình theo quy định; - Đã bị xử phạt cảnh cáo đối với các hành vi không giao kết hợp đồng bằng văn bản và không trả tiền tàu xe đi đường đối với người lao động là người giúp việc nhà nhưng lại tiếp tục vi phạm. |
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng |
|
Người sử dụng lao động có hành vi giữ giấy tờ tùy thân của lao động là người giúp việc gia đình |
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng |
Buộc người sử dụng lao động trả lại giấy tờ tùy thân cho lao động là người giúp việc gia đình |
Người sử dụng lao động không trả cho lao động là người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người lao động chủ động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế |
Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho lao động là người giúp việc gia đình | |
Người sử dụng lao động có hành vi ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, hoặc dùng vũ lực đối với người lao động là người giúp việc gia đình nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự |
Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng |
|
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, nếu vi phạm quy định về người lao động là người giúp việc gia đình thì mức phạt được áp dụng đối với người sử dụng lao động là tổ chức bằng 02 lần mức phạt đối với cá nhân vi phạm.
Toàn văn File word Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn còn hiệu lực |
Năm 2023, vi phạm quy định về lao động là người giúp việc gia đình bị phạt thế nào? (Ảnh minh họa - Nguồn internet)
Khi sử dụng lao động là người giúp việc gia đình (thường được gọi là thuê người giúp việc nhà), người sử dụng lao động phải thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 163 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
- Thực hiện đầy đủ thỏa thuận đã giao kết trong hợp đồng lao động;
- Trả cho người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người lao động chủ động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
- Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người giúp việc gia đình;
- Bố trí chỗ ăn, ở hợp vệ sinh cho người giúp việc gia đình nếu có thỏa thuận.;
- Tạo cơ hội cho người giúp việc gia đình được tham gia học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp;
- Trả tiền tàu xe đi đường khi người giúp việc gia đình thôi việc về nơi cư trú, trừ trường hợp người giúp việc gia đình chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn.
Khi đi làm việc, thì người giúp việc nhà cần phải thực hiện các nghĩa vụ theo Điều 164 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
- Thực hiện đầy đủ thỏa thuận đã giao kết trong hợp đồng lao động;
- Phải bồi thường theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật nếu làm hỏng, mất tài sản của người sử dụng lao động;
- Thông báo kịp thời với người sử dụng lao động về khả năng, nguy cơ gây tai nạn, đe dọa an toàn, sức khỏe, tính mạng, tài sản của gia đình người sử dụng lao động và bản thân;
- Tố cáo với cơ quan có thẩm quyền nếu người sử dụng lao động có hành vi ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật.