Mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc tại Cần Thơ từ 01/7/2024 là bao nhiêu? Nội dung quy định ra sao?
>> Mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc tại Hà Nội từ ngày 01/7/2024 là bao nhiêu?
>> Hợp đồng cung ứng lao động năm 2024 bao gồm những nội dung chi tiết nào?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP và Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP thì các quận thuộc thành phố Cần Thơ thuộc vùng II; các quận thuộc thành phố cần thơ thuộc vùng III. Theo đó, mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc tại Cần Thơ từ ngày 01/7/2024 như sau:
- Vùng II: Lương tối thiểu theo tháng là 4.410.000 đồng, lương tối thiểu theo giờ là 21.200 đồng. Áp dụng đối với: Các Quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, Thốt Nốt.
- Vùng III: Lương tối thiểu theo tháng là 3.860.000 đồng, lương tối thiểu theo giờ là 18.600 đồng. Áp dụng đối với các huyện như: Các huyện Phong Điền, Cờ Đỏ, Thớt Lai, Vĩnh Thạnh.
Bảng tra cứu mức lương tối thiểu vùng theo cấp huyện từ ngày 01/7/2024 |
Điểm mới về lương tối thiểu vùng từ ngày 01/7/2024 theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP |
Mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc tại Cần Thơ từ 01/7/2024
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 91 Bộ luật Lao động 2019, mức lương tối thiểu được quy định như sau:
- Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
- Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
- Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
Kỳ hạn trả lương cho người lao động được quy định như sau:
- Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.
- Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.
- Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.
- Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.
(Căn cứ Điều 97 Bộ luật Lao động 2019)
Điều 101. Tạm ứng tiền lương - Bộ luật Lao động 2019 1. Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi. 2. Người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và người lao động phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng. Người lao động nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì không được tạm ứng tiền lương. 3. Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ. |