Hoạt động thể thao khác cụ thể gồm có những nội dung gì? Có thể đăng ký nhóm mã ngành 9329 hay không?
>> Năm 2024, mã số doanh nghiệp có bị hết hiệu lực khi tạm ngừng kinh doanh không?
Mã ngành 9329 – 93290 là hoạt động vui chơi giải trí khác chưa được phân vào đâu theo Phụ lục II của Quyết định 27/2018/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/07/2018 về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
Nhóm mã ngành 9329 bao gồm:
- Các hoạt động vui chơi và giải trí khác (trừ các công viên vui chơi và công viên theo chủ đề).
- Hoạt động của các khu giải trí, bãi biển, bao gồm cho thuê các phương tiện như nhà tắm, tủ có khoá, ghế tựa, dù che.v.v…
- Hoạt động của các cơ sở vận tải giải trí, ví dụ như đi du thuyền.
- Cho thuê các thiết bị thư giãn như là một phần của các phương tiện giải trí.
- Hoạt động hội chợ và trưng bày các đồ giải trí mang tính chất giải trí tự nhiên.
- Hoạt động của các sàn nhảy.
- Hoạt động của các phòng hát karaoke.
Nhóm mã ngành 9329 cũng gồm: Hoạt động của các nhà đạo diễn hoặc các nhà thầu khoán các sự kiện trình diễn trực tiếp nhưng không phải là các sự kiện nghệ thuật hoặc thể thao, có hoặc không có cơ sở.
Nhóm mã ngành 9329 sẽ loại trừ đối với:
- Câu cá trên biển được phân vào nhóm 5011 (Vận tải hành khách ven biển và viễn dương) và 5021 (Vận tải hành khách đường thủy nội địa).
- Cung cấp địa điểm và phương tiện để nghỉ nghơi trong thời gian ngắn cho các du khách trong các công viên và rừng giải trí và các địa điểm cắm trại được phân vào nhóm 55902 (Chỗ nghỉ trọ trên xe lưu động, lều quán, trại dùng để nghỉ tạm).
- Hoạt động phục vụ đồ uống cho các sàn nhảy được phân vào nhóm 5630 (Dịch vụ phục vụ đồ uống).
- Khu vườn cây leo, địa điểm cắm trại, cắm trại vui chơi, khu săn bắn và câu cá được phân vào nhóm 55902 (Chỗ nghỉ trọ trên xe lưu động, lều quán, trại dùng để nghỉ tạm).
Lưu ý: Mã ngành cấp 4 9329 thuộc nhóm Mã ngành cấp 3 932: Hoạt động vui chơi giải trí khác.
Mã ngành 9329 – 93290: Hoạt động vui chơi giải trí khác chưa được phân vào đâu
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 6 Nghị định 48/2019/NĐ-CP, điều kiện đối với phương tiện, người lái phương tiện khi tham gia hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước được quy định như sau:
(i) Phương tiện phục vụ hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước phải thực hiện đăng kiểm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành và đăng ký theo quy định tại Nghị định 48/2019/NĐ-CP, trừ phương tiện đã được đăng ký theo các quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa hoặc pháp luật về hàng hải.
(ii) Đối với người lái phương tiện vui chơi, giải trí dưới nước:
- Người lái phương tiện hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước phải đủ 15 tuổi trở lên, đảm bảo về sức khỏe.
- Người lái phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 05 sức ngựa phải có giấy chứng nhận lái phương tiện theo quy định.
- Người lái phương tiện phải mặc áo phao trong suốt thời gian tham gia hoạt động vui chơi, giải trí.
- Người lái phương tiện không thuộc trường hợp quy định tại gạch đầu dòng thứ hai khoản (ii) nêu trên phải được hướng dẫn về kỹ năng an toàn do tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ tổ chức trước khi điều khiển phương tiện hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước.
Điều 8. Trách nhiệm của người tham gia hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước - Nghị định 48/2019/NĐ-CP Ngoài việc thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 12 của Luật Du lịch, người tham gia hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước phải mặc áo phao trong suốt thời gian tham gia hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước và tự chịu trách nhiệm về tình trạng sức khỏe của mình khi tham gia hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước. |