Hoạt động chăm sóc sức khoẻ người bị thiểu năng, tâm thần và người nghiện thuộc nhóm mã ngành nào? Cụ thể trong nhóm mã ngành 8720 gồm những nội dung gì?
>> Mã ngành 8710 là gì? Hoạt động của các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 8699 là gì? Hoạt động y tế khác chưa được phân vào đâu thì đăng ký mã ngành nào?
Theo Phụ lục II của Quyết định 27/2018/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/07/2018 về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thì nhóm mã ngành 8720 là về hoạt động chăm sóc sức khoẻ người bị thiểu năng, tâm thần và người nghiện.
Cụ thể, mã ngành 8720 gồm những nhóm sau đây:
Nhóm mã ngành 87201 bao gồm: Việc cung cấp sự chăm sóc (nhưng không phải bệnh viện được cấp phép) cho những người bị chậm phát triển về trí não, bị bệnh tâm thần. Các cơ sở cung cấp phòng ở, bữa ăn, giám sát, bảo vệ và tư vấn sức khoẻ và một số chăm sóc y tế. Nó cũng bao gồm cả việc cung cấp chăm sóc và điều trị cho các bệnh nhân có vấn đề về thần kinh.
Nhóm mã ngành 87201 cũng gồm:
- Nhà dưỡng bệnh tâm thần.
- Nhà tập trung cho người bị hoang tưởng, trầm cảm.
- Cơ sở cho người chậm phát triển trí óc.
- Nhà nghỉ cho bệnh nhân tâm thần và những người cần thời gian thích nghi trước khi trở về cuộc sống bình thường.
Nhóm 87201 sẽ loại trừ đối với: Các hoạt động trợ giúp xã hội tập trung, như nhà ở tạm thời cho người vô gia cư được phân vào nhóm 87909 (Hoạt động chăm sóc tập trung khác chưa được phân vào đâu).
Nhóm mã ngành 87202 bao gồm:
- Việc cung cấp sự chăm sóc (nhưng không phải bệnh viện được cấp phép) cho những người có vấn đề lạm dụng chất gây nghiện. Các cơ sở chăm sóc cung cấp phòng ở, bữa ăn, giám sát bảo vệ và tư vấn sức khoẻ và một số chăm sóc y tế. Nó cũng bao gồm cả việc cung cấp chăm sóc tập trung và điều trị cho các bệnh nhân bị nghiện.
- Cơ sở chăm sóc và điều trị cho những người nghiện rượu hoặc nghiện ma tuý.
- Hoạt động của các cơ sở cai nghiện ma tuý: chữa trị, dạy nghề, tái hoà nhập cộng đồng cho các đối tượng đã cai nghiện.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 8720: Hoạt động chăm sóc sức khoẻ người bị thiểu năng, tâm thần và người nghiện (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 67 Nghị định 116/2021/NĐ-CP, về chế độ khám, chữa bệnh đối với người cai nghiện như sau:
(i) Cơ sở cai nghiện bắt buộc phải định kỳ sáu tháng một lần tổ chức kiểm tra, khám sức khỏe cho người cai nghiện và thường xuyên có biện pháp đề phòng dịch bệnh; phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm cho người cai nghiện.
(ii) Người cai nghiện bị ốm được điều trị tại phòng y tế của cơ sở cai nghiện. Trường hợp người cai nghiện bị ốm nặng vượt quá khả năng điều trị của cơ sở cai nghiện thì được đưa đi bệnh viện hoặc đưa về gia đình để điều trị. Giám đốc cơ sở cai nghiện phải báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và thông báo cho cha, mẹ hoặc người giám hộ của người cai nghiện.
(iii) Chi trả chi phí điều trị:
- Trường hợp người cai nghiện được tạm đình chỉ thi hành quyết định đưa về gia đình điều trị, thì gia đình phải chi trả toàn bộ kinh phí khám, chữa bệnh.
- Trường hợp người cai nghiện có bảo hiểm y tế thì kinh phí khám, chữa bệnh cho người cai nghiện do bảo hiểm y tế chi trả theo quy định. Trường hợp người cai nghiện không có bảo hiểm y tế thì kinh phí khám, chữa bệnh cho người cai nghiện do ngân sách nhà nước đảm bảo trong dự toán chi của cơ sở cai nghiện ma túy. Cơ sở cai nghiện bắt buộc trực tiếp thanh toán tiền viện phí cho bệnh viện nơi người cai nghiện được điều trị.
- Trường hợp người cai nghiện bị thương tích do tai nạn lao động, thiên tai, hỏa hoạn thì cơ sở cai nghiện phải tổ chức điều trị và làm thủ tục để thực hiện chế độ trợ cấp theo quy định.
(iv) Trong thời gian điều trị tại bệnh viện, cơ sở cai nghiện có trách nhiệm quản lý chặt chẽ, không để người cai nghiện trốn hoặc vi phạm pháp luật. Thời gian điều trị bệnh của người cai nghiện được tính vào thời gian chấp hành quyết định. Một ngày điều trị bệnh được tính bằng một ngày chấp hành quyết định.