Hoạt động của các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thuộc nhóm mã ngành nào? Cụ thể trong nhóm mã ngành 8710 gồm những nội dung gì?
>> Mã ngành 8699 là gì? Hoạt động y tế khác chưa được phân vào đâu thì đăng ký mã ngành nào?
>> Trách nhiệm cá nhân, tổ chức kinh doanh chất ô nhiễm khó phân hủy 2024 là như thế nào?
Theo Phụ lục II của Quyết định 27/2018/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/07/2018 về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thì nhóm mã ngành 8710 là về hoạt động của các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng.
Nhóm này bao gồm: Hoạt động của các cơ sở điều dưỡng và an dưỡng cung cấp dịch vụ bệnh nhân nội trú cho những người vừa bình phục từ phòng khám bệnh, có sức khoẻ yếu hoặc trong điều kiện cần kiểm tra và giám sát bởi nhân viên y tế, vật lý trị liệu và tập luyện phục hồi chức năng, nghỉ ngơi.
Cụ thể, mã ngành 8710 gồm những nhóm sau đây:
Nhóm mã ngành 87101 bao gồm: Hoạt động của các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh mất sức lao động từ 81% trở lên do tình trạng thương tật, bệnh tật hoặc do hoàn cảnh đặc biệt không thể về sinh sống với gia đình thì được tổ chức nuôi dưỡng tại các cơ sở nuôi dưỡng của tỉnh, thành phố nơi gia đình của thương bệnh binh cư trú.
Nhóm mã ngành 87109 bao gồm:
- Nhà dưỡng lão có sự chăm sóc điều dưỡng.
- Nhà an dưỡng.
- Nhà nghỉ có chăm sóc điều dưỡng.
- Các cơ sở chăm sóc điều dưỡng.
- Nhà điều dưỡng.
Nhóm 87109 sẽ loại trừ đối với:
- Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại nhà được phân vào ngành 86 (Hoạt động y tế).
- Nhà dưỡng lão không có hoặc có sự chăm sóc điều dưỡng tối thiểu được phân vào nhóm 87302 (Hoạt động chăm sóc sức khoẻ người già).
- Các hoạt động trợ giúp xã hội tập trung như trại trẻ mồ côi, nhà ở tạm thời cho người vô gia cư được phân vào nhóm 87909 (Hoạt động chăm sóc tập trung khác chưa được phân vào đâu).
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 8710: Hoạt động của các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 40 Nghị định 131/2021/NĐ-CP, thương binh có vết thương đặc biệt sau đây, nay bị tái phát dẫn đến các tình trạng sau thì được khám giám định lại:
+ Vết thương sọ não bị khuyết xương sọ hoặc còn mảnh kim khí trong sọ gây biến chứng dẫn đến rối loạn tâm thần hoặc liệt.
+ Vết thương thấu phổi gây biến chứng dày dính màng phổi hoặc xẹp phổi dẫn đến phải cắt phổi hoặc thùy phổi.
+ Vết thương ở tim dẫn đến phải phẫu thuật.
+ Vết thương ổ bụng: Dạ dày hoặc ruột gây biến chứng ở dạ dày hoặc ruột hoặc dính tắc ruột phải phẫu thuật giải quyết biến chứng.
+ Vết thương ở gan; mật, lách; tụy hoặc thận hoặc bàng quang phải phẫu thuật giải quyết biến chứng.
+ Vết thương ở cột sống gây biến chứng liệt hoặc rối loạn cơ tròn đại tiểu tiện không tự chủ.
+ Các vết thương ở tay hoặc ở chân tái phát phải phẫu thuật cắt đoạn chi.
+ Vết thương ở mắt tái phát dẫn đến mù mắt hoàn toàn; vết thương ở tai gây mất hoàn toàn sức nghe hai tai.
- Người bị thương đã được khám giám định kết luận tỷ lệ tổn thương cơ thể tạm thời thì sau 03 năm được giới thiệu giám định lại để kết luận tỷ lệ tổn thương cơ thể vĩnh viễn.
- Người bị thương đã được khám giám định nhưng còn sót vết thương hoặc còn sót mảnh kim khí.
- Người bị thương nhiều lần, đã có giấy chứng nhận bị thương của từng lần và đã được khám giám định nhưng còn thiếu lần bị thương chưa khám giám định thì được khám bổ sung vết thương.