Năm 2024, cá nhân, tổ chức kinh doanh chất ô nhiễm khó phân hủy phải có trách nhiệm như thế nào trong việc bảo vệ môi trường?
>> Năm 2024, đối tượng nào được miễn đăng ký môi trường?
Căn cứ Điều 41 Nghị định 08/2022/NĐ-CP, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh, sử dụng chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy như sau:
(i) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy phải bảo đảm không vượt quá giới hạn tối đa cho phép theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm tiêu hủy, xử lý an toàn chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy vượt giới hạn tối đa cho phép bằng hình thức tự xử lý theo công nghệ phù hợp đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường hoặc chịu toàn bộ trách nhiệm và chi phí tiêu hủy, xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
(ii) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu chất POP thuộc Phụ lục XVII ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP phải có văn bản thông báo gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường về khối lượng và tên chất POP trước khi thực hiện hoạt động nhập khẩu đối với từng lô hàng.
(iii) Tổ chức, cá nhân sản xuất chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy và tổ chức, cá nhân sử dụng chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy làm nguyên liệu sản xuất trực tiếp có trách nhiệm sau đây:
- Hằng năm, báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về khối lượng, chủng loại chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật môi trường về giới hạn các chất ô nhiễm khó phân hủy trong nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị. Nội dung báo cáo được tích hợp trong báo cáo công tác bảo vệ môi trường.
- Có kế hoạch ngừng sản xuất, sử dụng chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy trong trường hợp vượt giới hạn tối đa cho phép theo quy định.
- Thực hiện các biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý và quản lý an toàn chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy theo quy định.
- Chuyển giao chất thải có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy cho tổ chức, cá nhân có đủ năng lực xử lý theo quy định.
(iv) Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường đất có trách nhiệm đánh giá, cảnh báo rủi ro và xử lý, cải tạo phục hồi môi trường đối với khu vực đất bị ô nhiễm chất ô nhiễm khó phân hủy theo quy định tại Điều 13 Nghị định 08/2022/NĐ-CP.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Trách nhiệm cá nhân, tổ chức kinh doanh chất ô nhiễm khó phân hủy 2024
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 39 Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì căn cứ quy chuẩn kỹ thuật môi trường về giới hạn các chất ô nhiễm khó phân hủy trong nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị, tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy phải thực hiện dán nhãn và công bố thông tin theo quy định tại Mục 3 và khoản 3 Điều 39 Nghị định 08/2022/NĐ-CP.
Căn cứ khoản 2 Điều 39 Nghị định 08/2022/NĐ-CP, việc dán nhãn nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
(i) Vị trí, kích thước, màu sắc, hình ảnh, ký hiệu, ngôn ngữ của nhãn nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy được thực hiện theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.
(ii) Nội dung thể hiện trên nhãn nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy, bao gồm: tên và hàm lượng chất ô nhiễm khó phân hủy được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật môi trường về giới hạn các chất ô nhiễm khó phân hủy trong nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị hoặc thông tin về việc đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế có liên quan đến chất ô nhiễm khó phân hủy và các thông tin khác theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.