Mã ngành 8542 đăng ký ngành nghề nào? Đào tạo thạc sỹ đăng ký mã ngành 8542 được hay không?
>> Mã ngành 8541 là gì? Đào tạo đại học thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 5630 là gì? Kinh doanh dịch vụ phục vụ đồ uống thì đăng ký mã ngành nào?
Theo Phụ lục II của Quyết định 27/2018/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/07/2018 về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thì nhóm mã ngành 8542-85420 là về đào tạo thạc sỹ.
Nhóm Mã ngành 8542 bao gồm: Hoạt động về đào tạo và nâng cao trình độ trong các học viện, các trường đại học, thời gian đào tạo trung bình từ một đến hai năm học tập trung liên tục tùy theo từng chương trình đào tạo đối với người đã có bằng đại học để đạt được trình độ bậc 7 theo khung trình độ quốc gia.
Chương trình đào tạo và chuẩn đầu ra nhằm trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm nghề nghiệp chuyên sâu hoặc liên ngành.
Nhóm 8542 sẽ loại trừ đối với: Dạy học cho người trưởng thành được phân vào nhóm 855 (giáo dục khác).
Lưu ý: Mã ngành cấp 4 8542 thuộc nhóm Mã ngành cấp 3 854: Giáo dục đại học.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 8542-85420: Đào tạo thạc sỹ (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 2 Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sỹ ban hành kèm theo Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT, về chương trình đào tạo thạc sỹ được quy định như sau:
(i) Chương trình đào tạo thạc sỹ do cơ sở đào tạo xây dựng, thẩm định và ban hành theo định hướng nghiên cứu hoặc định hướng ứng dụng, đáp ứng yêu cầu của Khung trình độ quốc gia Việt Nam và quy định về chuẩn chương trình đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
(ii) Chương trình đào tạo được thực hiện để cấp bằng thạc sỹ theo quy định của Quy chế này; không cấp thêm một văn bằng giáo dục đại học khác.
(iii) Chương trình đào tạo áp dụng chung đối với các hình thức, phương thức tổ chức đào tạo và đối tượng người học khác nhau.
(iv) Chương trình đào tạo phải quy định:
- Danh mục ngành phù hợp đối với người học đã tốt nghiệp trình độ đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên).
- Những ngoại ngữ được chấp nhận trong chuẩn đầu vào và chuẩn đầu ra; yêu cầu ngoại ngữ đầu vào và ngoại ngữ đầu ra đối với mỗi người học phải cùng một ngôn ngữ.
(v) Chương trình đào tạo phải bao gồm những nội dung bắt buộc theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
(vi) Chương trình đào tạo được dạy và học bằng tiếng nước ngoài phải tuân thủ các quy định do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
(vii) Những thay đổi, điều chỉnh liên quan đến chương trình đào tạo được thực hiện theo quy định hiện hành và công bố cho học viên trước khi áp dụng.
Căn cứ Điều 3 Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sỹ ban hành kèm theo Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT, về hình thức và thời gian đào tạo như sau:
(i) Hình thức đào tạo chính quy áp dụng cho chương trình định hướng nghiên cứu và chương trình định hướng ứng dụng. Hình thức đào tạo vừa làm vừa học áp dụng cho chương trình định hướng ứng dụng. Thời gian tổ chức hoạt động giảng dạy đối với mỗi hình thức đào tạo thực hiện theo Quy chế đào tạo trình độ đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
(ii) Đối với mỗi hình thức đào tạo, cơ sở đào tạo cung cấp kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa cho từng chương trình đào tạo để định hướng cho học viên. Thời gian đào tạo được quy định như sau:
- Thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa phải phù hợp với thời gian quy định trong Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, đồng thời bảo đảm đa số học viên hoàn thành chương trình đào tạo.
- Thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa đối với hình thức đào tạo vừa làm vừa học dài hơn ít nhất 20% so với hình thức đào tạo chính quy của cùng chương trình đào tạo.
- Thời gian tối đa để học viên hoàn thành khóa học được quy định trong quy chế của cơ sở đào tạo nhưng không vượt quá 02 lần thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa đối với mỗi hình thức đào tạo.