Đào tạo đại học thuộc nhóm mã ngành nào? Cụ thể trong nhóm mã ngành 8541 gồm những nội dung gì?
>> Mã ngành 5630 là gì? Kinh doanh dịch vụ phục vụ đồ uống thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 5812 là gì? Xuất bản các danh mục chỉ dẫn và địa chỉ thì đăng ký mã ngành nào?
Theo Phụ lục II của Quyết định 27/2018/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/07/2018 về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thì nhóm mã ngành 8541-85410 là về đào tạo đại học.
Nhóm Mã ngành 8541 bao gồm: Hoạt động về đào tạo mới và nâng cao trình độ trong các học viện, trường đại học thời gian từ ba đến năm năm học tập trung liên tục tùy theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc người đã tốt nghiệp trình độ trung cấp và đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ một đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp cao đẳng cùng chuyên ngành để đạt được trình độ bậc 6 theo khung trình độ quốc gia. Không phân biệt hình thức đào tạo.
Chương trình đào tạo và chuẩn đầu ra được thiết kế phù hợp với ngành nghề đào tạo, đảm bảo cho sinh viên có kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm nghề nghiệp, có thể tiếp tục học tập nghiên cứu ở trình độ cao hơn.
Lưu ý: Mã ngành cấp 4 8541 thuộc nhóm Mã ngành cấp 3 854: Giáo dục đại học.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 8541-85410: Đào tạo đại học (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ khoản 1, 2 Điều 17 Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT về tổ chức xây dựng chương trình đào tạo như sau:
(i) Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở đào tạo (sau đây gọi chung là Hiệu trưởng cơ sở đào tạo) quyết định thành lập Hội đồng xây dựng chương trình đào tạo để xây dựng chương trình đào tạo. Yêu cầu về thành phần của Hội đồng:
- Đại diện tiêu biểu cho giảng viên am hiểu về ngành, chuyên ngành đào tạo, trực tiếp tham gia giảng dạy hoặc quản lý đào tạo của cơ sở đào tạo, có năng lực xây dựng và phát triển chương trình đào tạo.
- Chuyên gia phát triển chương trình đào tạo và bảo đảm chất lượng giáo dục đại học.
- Đại diện giới tuyển dụng lao động trong lĩnh vực chuyên môn liên quan có am hiểu về yêu cầu năng lực nghề nghiệp và các vị trí việc làm trong lĩnh vực của ngành đào tạo.
(ii) Hiệu trưởng cơ sở đào tạo quyết định tiêu chuẩn, số lượng, thành phần cơ cấu và thành viên tham gia Hội đồng xây dựng chương trình đào tạo; quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng và các thành viên Hội đồng.
Căn cứ khoản 3 Điều 17 Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT về yêu cầu đối với chương trình đào tạo của giáo dục đại học như sau:
- Đáp ứng các yêu cầu theo chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học theo quy định tại Chương II của Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT, chuẩn chương trình đào tạo của các ngành, khối ngành (nếu có) và Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
- Thể hiện rõ khả năng góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực theo kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương, quốc gia và nhu cầu của thị trường lao động.
- Phản ánh yêu cầu của các bên liên quan, trong đó có đại diện giảng viên tại các đơn vị chuyên môn, đại diện các đơn vị sử dụng lao động và hiệp hội nghề nghiệp, các chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn, người đã tốt nghiệp chương trình đào tạo đang làm việc đúng chuyên môn.
- Được tham khảo, đối sánh với chương trình đào tạo cùng trình độ, cùng ngành đã được kiểm định của các cơ sở đào tạo có uy tín ở trong nước và nước ngoài.
- Được thiết kế dựa trên chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo; phải tích hợp giảng dạy kỹ năng với kiến thức; phải có ma trận các môn học hoặc học phần với chuẩn đầu ra, bảo đảm chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo được phân bổ và truyền tải đầy đủ thành chuẩn đầu ra của các môn học hoặc học phần.
- Các hoạt động dạy và học, kiểm tra đánh giá phải được lập kế hoạch và thiết kế dựa vào chuẩn đầu ra của môn học hoặc học phần, bảo đảm cung cấp những hoạt động giảng dạy thúc đẩy việc học tập đáp ứng chuẩn đầu ra.
- Có quy định, hướng dẫn thực hiện chương trình đào tạo, bảo đảm chất lượng đào tạo.
- Được Hội đồng khoa học và đào tạo của cơ sở đào tạo có ý kiến thông qua trước khi ban hành.