Mã ngành 8129 quy định về vấn đề gì? Muốn thành lập công ty chuyên về vệ sinh công nghiệp và các công trình chuyên biệt thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 8230 là gì? Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 6130 là gì? Hoạt động viễn thông vệ tinh thì đăng ký mã ngành nào?
Mã ngành 8129 là về vệ sinh công nghiệp và các công trình chuyên biệt (Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg). Nhóm này gồm:
- Dịch vụ vệ sinh bên ngoài cho tất cả các công trình, bao gồm các văn phòng, nhà máy, cửa hàng, cơ quan và các khu nhà đa mục tiêu khác.
- Dịch vụ vệ sinh chuyên nghiệp cho khu nhà như làm sạch cửa sổ, làm sạch ống khói hoặc vệ sinh lò sưởi, lò thiêu, nồi cất, ống thông gió, các bộ phận của ống.
- Vệ sinh và bảo dưỡng bể bơi.
- Vệ sinh máy móc công nghiệp.
- Vệ sinh tàu hỏa, xe buýt máy bay...
- Vệ sinh mặt đường và tàu chở dầu trên mặt biển.
- Dịch vụ tẩy uế và tiệt trùng.
- Quét đường và cào tuyết.
- Dịch vụ vệ sinh khu nhà và các công trình khác chưa được phân vào đâu.
Như vậy, trường hợp muốn thành lập công ty chuyên về vệ sinh công nghiệp và các công trình chuyên biệt thì đăng ký mã ngành 8129 nêu trên.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 8129: Vệ sinh công nghiệp và các công trình chuyên biệt (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Theo đó, mã ngành 8129 có những trường hợp loại trừ sau đây:
- Tiêu diệt sâu bệnh nông nghiệp được phân vào nhóm 01610 (Hoạt động dịch vụ trồng trọt).
- Vệ sinh ôtô, rửa xe được phân vào nhóm 45200 (Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác).
Nhóm 0161 - 01610: Hoạt động dịch vụ trồng trọt.
Nhóm này gồm: Các hoạt động được chuyên môn hóa phục vụ cho bên ngoài trên cơ sở phí hoặc hợp đồng các công việc sau:
- Xử lý cây trồng.
- Phun thuốc bảo vệ thực vật, phòng chống sâu bệnh cho cây trồng, kích thích tăng trưởng, bảo hiểm cây trồng.
- Cắt, xén, tỉa cây lâu năm.
- Làm đất, gieo, cấy, sạ, thu hoạch.
- Kiểm soát loài sinh vật gây hại trên giống cây trồng.
- Kiểm tra hạt giống, cây giống.
- Cho thuê máy nông nghiệp có người điều khiển.
- Hoạt động tưới, tiêu nước phục vụ trồng trọt.
(ii) Nhóm 45200: Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác.
Nhóm này gồm:
- Hoạt động bảo dưỡng và sửa chữa ô tô:
+ Sửa chữa phần cơ, phần điện, hệ thống đánh lửa tự động.
+ Bảo dưỡng thông thường.
+ Sửa chữa thân xe.
+ Sửa chữa các bộ phận của ô tô.
+ Rửa xe, đánh bóng, phun và sơn.
+ Sửa tấm chắn và cửa sổ.
+ Sửa ghế, đệm và nội thất ô tô.
+ Sửa chữa, bơm vá săm, lốp ô tô, lắp đặt hoặc thay thế.
+ Xử lý chống gỉ.
+ Lắp đặt, thay phụ tùng và các bộ phận phụ trợ không thuộc công đoạn sản xuất.
- Hoạt động bảo dưỡng và sửa chữa xe có động cơ khác:
+ Sửa chữa phần cơ, phần điện, các bộ phận khác của xe có động cơ khác.
+ Bảo dưỡng thông thường.
+ Sửa chữa thân xe.
+ Rửa xe, đánh bóng, phun và sơn.
+ Sửa chữa, bơm vá săm, lốp lắp đặt hoặc thay thế.
+ Xử lý chống gỉ.
+ Lắp đặt, thay phụ tùng và các bộ phận phụ trợ không thuộc công đoạn sản xuất.
Điều 3. Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam gồm danh mục và nội dung - Quyết định 27/2018/QĐ-TTg Ban hành kèm theo Quyết định này Danh mục và Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 1. Danh mục Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam gồm 5 cấp: - Ngành cấp 1 gồm 21 ngành được mã hóa theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U; - Ngành cấp 2 gồm 88 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng hai số theo ngành cấp 1 tương ứng; - Ngành cấp 3 gồm 242 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng ba số theo ngành cấp 2 tương ứng; - Ngành cấp 4 gồm 486 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng bốn số theo ngành cấp 3 tương ứng; - Ngành cấp 5 gồm 734 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng năm số theo ngành cấp 4 tương ứng. 2. Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam giải thích rõ những hoạt động kinh tế gồm các yếu tố được xếp vào từng bộ phận, trong đó: - Bao gồm: Những hoạt động kinh tế được xác định trong ngành kinh tế; - Loại trừ: Những hoạt động kinh tế không được xác định trong ngành kinh tế nhưng thuộc các ngành kinh tế khác. |