Mã ngành 7990 đăng ký ngành nghề nào? Dịch vụ đặt chỗ và các dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch đăng ký mã ngành 7990 được không?
>> Đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp năm 2024, thực hiện như thế nào?
>> Mã ngành 7912 là gì? Điều hành tua du lịch thì đăng ký mã ngành nào?
Theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, mã ngành 7990 được sử dụng cho các dịch vụ đặt chỗ và các dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch, bao gồm:
- Cung cấp các dịch vụ đặt chỗ liên quan đến hoạt động du lịch: vận tải, khách sạn, nhà hàng, cho thuê xe, giải trí và thể thao.
- Cung cấp các dịch vụ chia sẻ thời gian nghỉ dưỡng.
- Hoạt động bán vé cho các sự kiện sân khấu, thể thao và các sự kiện vui chơi, giải trí khác.
- Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khách du lịch: cung cấp thông tin du lịch cho khách, các hoạt động hướng dẫn du lịch.
- Các hoạt động xúc tiến du lịch.
Nhóm mã ngành 7990 loại trừ đối với các hoạt động:
- Đại lý du lịch và điều hành tua được phân vào các nhóm 79110 (Đại lý du lịch) và nhóm 79120 (Điều hành tua du lịch).
- Tổ chức và điều hành các sự kiện như họp, hội nghị, họp báo được phân vào nhóm 82300 (Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại).
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 7990: Dịch vụ đặt chỗ và các dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Khoản 1 và khoản 2 Điều 31 Luật Du lịch 2017 quy định các điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành như sau:
- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
- Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng.
- Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.
- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
- Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng.
- Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.
Các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải khách du lịch quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Du lịch 2017 phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh vận tải; quy chuẩn kỹ thuật, bảo vệ môi trường của phương tiện vận tải; điều kiện của người điều khiển phương tiện vận tải, nhân viên phục vụ, trang thiết bị, chất lượng dịch vụ trên từng loại phương tiện vận tải theo quy định của pháp luật.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định điều kiện của người điều khiển phương tiện, nhân viên phục vụ, trang thiết bị, chất lượng dịch vụ trên các phương tiện vận tải khách du lịch sau khi có ý kiến của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
(Căn cứ khoản 2 và khoản 3 Điều 45 Luật Du lịch 2017)
Theo khoản 1 Điều 49 Luật Du lịch 2017, các điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch bao gồm:
- Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
- Đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch.