Hoạt động nhiếp ảnh thuộc nhóm mã ngành nào? Cụ thể trong nhóm mã ngành 7420 gồm những nội dung gì?
>> Thủ tục để thương nhân đăng ký hoạt động khuyến mại năm 2024?
Mã ngành 7420 – 74200 là hoạt động nhiếp ảnh theo Phụ lục II của Quyết định 27/2018/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/07/2018 về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Cụ thể, nhóm này bao gồm:
- Chụp ảnh cho tiêu dùng và thương mại:
+ Chụp ảnh chân dung cho hộ chiếu, thẻ, đám cưới...
+ Chụp ảnh cho mục đích thương mại, xuất bản, thời trang, bất động sản hoặc du lịch.
+ Chụp ảnh trên không.
+ Quay video: Đám cưới, hội họp...
- Sản xuất phim:
+ Phát triển, in ấn và mở rộng từ bản âm hoặc phim chiếu bóng.
+ Phát triển phim và thử nghiệm in ảnh.
+ Rửa, khôi phục lại hoặc sửa lại ảnh.
- Hoạt động của phóng viên ảnh.
Nhóm này cũng gồm: Chụp dưới dạng vi phim các tư liệu.
Mã ngành 7420 sẽ loại trừ đối với:
- Xử lý phim ảnh liên quan đến điện ảnh và công nghiệp truyền hình được phân vào nhóm 5911 (Hoạt động sản xuất phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình).
- Hoạt động vẽ bản đồ và thông tin về không gian được phân vào nhóm 71102 (Hoạt động đo đạc bản đồ).
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 7420 – 74200: Hoạt động nhiếp ảnh (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 5 Nghị định 72/2016/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động nhiếp ảnh như sau:
- Không tuyên truyền chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; không phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.
- Không tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định.
- Không kích động chiến tranh xâm lược, gây thù hận giữa các dân tộc và nhân dân các nước; không truyền bá tư tưởng phản động.
- Không sửa chữa, ghép tác phẩm nhiếp ảnh làm sai lệch nội dung của hình ảnh nhằm mục đích xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; không xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc, lãnh tụ, danh nhân văn hóa; không vu khống, xâm hại uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.
- Không vi phạm các quy định về nếp sống văn minh, thuần phong mỹ tục, an ninh, trật tự; không tuyên truyền bạo lực, các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội gây hại cho sức khỏe, hủy hoại môi trường sinh thái và vi phạm các quy định khác của pháp luật.
- Không mua, bán, sử dụng, phổ biến tác phẩm nhiếp ảnh vi phạm pháp luật hoặc đã có quyết định đình chỉ lưu hành, cấm lưu hành, thu hồi, tịch thu, tiêu hủy của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Tuân thủ quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan và quyền của cá nhân đối với hình ảnh.
- Tổ chức triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh theo đúng nội dung đã được cấp giấy phép.
Căn cứ Điều 8 Nghị định 72/2016/NĐ-CP, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động nhiếp ảnh được quy định như sau:
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động nhiếp ảnh.
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động nhiếp ảnh.
- Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động nhiếp ảnh theo thẩm quyền.
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động nhiếp ảnh tại địa phương. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa, Thể thao giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện công tác quản lý nhà nước về hoạt động nhiếp ảnh.