Những trường hợp nào phải đăng ký mã ngành 7310? Đăng ký mã ngành 7310 cho quảng cáo có đúng quy định pháp luật không?
>> Mã ngành 4929 là gì? Vận tải hành khách bằng xe buýt loại khác thì đăng ký mã ngành nào?
Theo Mục M Phụ lục II - Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, cần phải đăng ký mã ngành 7310 khi cung cấp tất cả các lĩnh vực của dịch vụ quảng cáo (thông qua năng lực của tổ chức hoặc hợp đồng phụ), bao gồm tư vấn, dịch vụ sáng tạo, sản xuất các nguyên liệu cho quảng cáo, kế hoạch truyền thông như:
- Sáng tạo và thực hiện các chiến dịch quảng cáo: Sáng tạo và đặt quảng cáo trong báo, tạp chí, đài phát thanh, truyền hình, internet và các phương tiện truyền thông khác; đặt quảng cáo ngoài trời như: bảng lớn, panô, bảng tin, cửa sổ, phòng trưng bày, ô tô con và ôtô buýt...; quảng cáo trên không; phân phối các nguyên liệu hoặc mẫu quảng cáo; cung cấp các chỗ trống quảng cáo trên bảng lớn; thiết kế vị trí và trình bày trên trang web.
- Làm các chiến dịch quảng cáo và những dịch vụ quảng cáo khác có mục đích thu hút và duy trì khách hàng như: Khuếch trương quảng cáo; marketing điểm bán; quảng cáo thư trực tuyến; tư vấn marketing.
Quyết định 27/2018/QĐ-TTg liệt kê những trường hợp loại trừ của mã ngành 7310 như sau:
- Xuất bản các tài liệu quảng cáo được phân vào nhóm 5819 (Hoạt động xuất bản khác).
- Sản xuất tin nhắn thương mại trên đài, tivi hoặc phim được phân vào nhóm 59113 (Hoạt động sản xuất chương trình truyền hình).
- Hoạt động liên quan đến công chúng được phân vào nhóm 70200 (Hoạt động tư vấn quản lý).
- Nghiên cứu thị trường được phân vào nhóm 73200 (Nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận).
- Chụp ảnh quảng cáo được phân vào nhóm 74200 (Hoạt động nhiếp ảnh).
- Tổ chức triển lãm và trưng bày thương mại được phân vào nhóm 82300 (Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại).
- Các hoạt động thư trực tuyến (đề địa chỉ...) được phân vào nhóm 82990 (Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác chưa được phân vào đâu).
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 7310: Quảng cáo (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Để có thể hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo, cần tuân thủ các điều kiện quy định tại Điều 20 Luật Quảng cáo 2012 như sau:
- Quảng cáo về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Quảng cáo cho các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải có các tài liệu chứng minh về sự hợp chuẩn, hợp quy của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
- Quảng cáo tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng thì phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản.
- Quảng cáo cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
+ Quảng cáo thuốc được phép quảng cáo theo quy định của pháp luật về y tế; phải có giấy phép lưu hành tại Việt Nam đang còn hiệu lực và tờ hướng dẫn sử dụng do Bộ Y tế phê duyệt.
+ Quảng cáo mỹ phẩm phải có phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định của pháp luật về y tế.
+ Quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế phải có giấy chứng nhận đăng ký lưu hành do Bộ Y tế cấp.
+ Quảng cáo sữa và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ không thuộc quy định tại khoản 4 Điều 7 của Luật Quảng cáo 2012 phải có giấy chứng nhận tiêu chuẩn, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm dinh dưỡng sản xuất trong nước; đối với sản phẩm dinh dưỡng nhập khẩu thì phải có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm của cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất và giấy phép lưu hành.
+ Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải có giấy chứng nhận đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc danh mục phải đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc giấy tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc danh mục phải công bố tiêu chuẩn.
+ Quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phải có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn hành nghề do ngành y tế cấp theo quy định của pháp luật.
+ Quảng cáo trang thiết bị y tế phải có giấy phép lưu hành đối với thiết bị y tế sản xuất trong nước hoặc giấy phép nhập khẩu đối với thiết bị y tế nhập khẩu.
+ Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, vật tư bảo vệ thực vật phải có giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật. Quảng cáo sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật phải có giấy phép kiểm dịch thực vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp.
+ Quảng cáo thuốc thú y, vật tư thú y phải có giấy phép lưu hành sản phẩm và bản tóm tắt đặc tính của sản phẩm.
+ Quảng cáo phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi phải có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm hoặc văn bản tự công bố chất lượng sản phẩm.
- Chính phủ quy định điều kiện quảng cáo đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt khác khi có phát sinh trên thực tế.