Mã ngành 6920 quy định về vấn đề gì? Muốn thành lập công ty chuyên về hoạt động liên quan đến kế toán, kiểm toán và tư vấn về thuế thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 6611 là gì? Quản lý thị trường tài chính thì đăng ký mã ngành nào?
Mã ngành 6920 là về hoạt động liên quan đến kế toán, kiểm toán và tư vấn về thuế (Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg). Nhóm này gồm:
- Ghi các giao dịch thương mại của doanh nghiệp và cá nhân.
- Các công việc chuẩn bị hoặc kiểm toán các tài khoản tài chính.
- Kiểm tra các tài khoản và chứng nhận độ chính xác của chúng.
- Chuẩn bị tờ khai thuế thu nhập cá nhân và thu nhập doanh nghiệp.
- Hoạt động tư vấn và đại diện (trừ đại diện pháp lý) thay mặt khách hàng trước cơ quan thuế.
Như vậy, trường hợp muốn thành lập công ty chuyên về hoạt động liên quan đến kế toán, kiểm toán và tư vấn về thuế thì đăng ký mã ngành 6920 nêu trên.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 6920: Hoạt động liên quan đến kế toán, kiểm toán và tư vấn về thuế (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Theo đó, mã ngành 6920 có những trường hợp loại trừ sau đây:
- Hoạt động chế biến dữ liệu và lập bảng được phân vào nhóm 63110 (Xử lý dữ liệu, cho thuê và hoạt động liên quan).
- Tư vấn quản lý như thiết kế hệ thống kiểm toán, chương trình chi phí kiểm toán, cơ chế điều khiển quỹ được phân vào nhóm 70200 (Hoạt động tư vấn quản lý).
- Thu thập hối phiếu được phân vào nhóm 82910 (Dịch vụ hỗ trợ thanh toán, tín dụng).
Căn cứ Điều 8 Luật Kế toán 2015, đối tượng kế toán bao gồm:
(i) Đối tượng kế toán thuộc hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước, hành chính, sự nghiệp; hoạt động của đơn vị, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước gồm:
- Tiền, vật tư và tài sản cố định.
- Nguồn kinh phí, quỹ.
- Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán.
- Thu, chi và xử lý chênh lệch thu, chi hoạt động.
- Thu, chi và kết dư ngân sách nhà nước.
- Đầu tư tài chính, tín dụng nhà nước.
- Nợ và xử lý nợ công.
- Tài sản công.
- Tài sản, các khoản phải thu, nghĩa vụ phải trả khác có liên quan đến đơn vị kế toán.
(ii) Đối tượng kế toán thuộc hoạt động của đơn vị, tổ chức không sử dụng ngân sách nhà nước gồm tài sản, nguồn hình thành tài sản theo quy định đối với: Tiền, vật tư và tài sản cố định; Nguồn kinh phí, quỹ; Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán; Thu, chi và xử lý chênh lệch thu, chi hoạt động.
(iii) Đối tượng kế toán thuộc hoạt động kinh doanh, trừ hoạt động quy định tại khoản 4 Điều 8 Luật Kế toán 2015, gồm:
- Tài sản.
- Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.
- Doanh thu, chi phí kinh doanh, thu nhập và chi phí khác.
- Thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước.
- Kết quả và phân chia kết quả hoạt động kinh doanh.
- Tài sản, các khoản phải thu, nghĩa vụ phải trả khác có liên quan đến đơn vị kế toán.
(iv) Đối tượng kế toán thuộc hoạt động ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán, đầu tư tài chính gồm:
- Các đối tượng quy định tại khoản (iii) Mục này.
- Các khoản đầu tư tài chính, tín dụng.
- Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán.
- Các khoản cam kết, bảo lãnh, giấy tờ có giá.
Điều 5. Yêu cầu kế toán - Luật kế toán 2015 1. Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính. 2. Phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định thông tin, số liệu kế toán. 3. Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, số liệu kế toán. 4. Phản ánh trung thực, khách quan hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế, tài chính. 5. Thông tin, số liệu kế toán phải được phản ánh liên tục từ khi phát sinh đến khi kết thúc hoạt động kinh tế, tài chính, từ khi thành lập đến khi chấm dứt hoạt động của đơn vị kế toán; số liệu kế toán kỳ này phải kế tiếp số liệu kế toán của kỳ trước. 6. Phân loại, sắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trình tự, có hệ thống và có thể so sánh, kiểm chứng được. |