Mã ngành 6629 quy định về vấn đề gì? Hoạt động hỗ trợ khác cho bảo hiểm và bảo hiểm xã hội thì đăng ký mã ngành nào là đúng với quy định của pháp luật hiện nay?
>> Mã ngành 6611 là gì? Quản lý thị trường tài chính thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 8211 là gì? Dịch vụ hành chính văn phòng tổng hợp thì đăng ký mã ngành nào?
Mã ngành 6629 là về hoạt động hỗ trợ khác cho bảo hiểm và bảo hiểm xã hội (Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg). Nhóm này gồm: Các hoạt động có liên quan hoặc liên quan chặt chẽ đến bảo hiểm và trợ cấp hưu trí (trừ trung gian tài chính, điều chỉnh bồi thường và hoạt động của các đại lý bảo hiểm): quản lý cứu hộ; dịch vụ thống kê bảo hiểm.
Loại trừ: Hoạt động cứu hộ trên biển được phân vào nhóm 5222 (Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường thủy nội địa).
Như vậy, trường hợp muốn hoạt động hỗ trợ khác cho bảo hiểm và bảo hiểm xã hội thì đăng ký mã ngành 6629 nêu trên là đúng với quy định.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 6629: Hoạt động hỗ trợ khác cho bảo hiểm và bảo hiểm xã hội (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, nguyên tắc bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
(i) Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.
(ii) Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.
(iii) Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
(iv) Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.
(v) Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội.
Căn cứ Điều 15 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về quyền và trách nhiệm của tổ chức đại diện người sử dụng lao động được quy định như sau:
(i) Tổ chức đại diện người sử dụng lao động có các quyền sau đây:
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội.
- Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.
(iii) Tổ chức đại diện người sử dụng lao động có các trách nhiệm sau đây:
- Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội cho người sử dụng lao động.
- Tham gia kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về bảo hiểm xã hội.
- Kiến nghị, tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Điều 17. Các hành vi bị nghiêm cấm - Luật Bảo hiểm xã hội 2014 1. Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp. 2. Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. 3. Chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. 4. Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. 5. Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp không đúng pháp luật. 6. Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người sử dụng lao động. 7. Truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. 8. Báo cáo sai sự thật; cung cấp thông tin, số liệu không chính xác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. |