Có nên bán vàng đã mua vào dịp vía Thần tài hay không? Tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh mua bán vàng miếng có trách nhiệm gì theo quy định pháp luật hiện hành?
>> Tiêu chuẩn GPP là gì? Nhà thuốc đạt chuẩn GPP cần đáp ứng tiêu chuẩn gì về nhân sự?
>> S Credit là gì? Những nhu cầu nào không được cho vay vốn năm 2025?
Vào ngày vía Thần Tài, nhiều người tin rằng việc mua vàng sẽ mang lại tài lộc cho gia đình. Họ cho rằng càng mua nhiều vàng, may mắn càng lớn. Đặc biệt, trong giới kinh doanh, ngày này được coi là một tín ngưỡng quan trọng, dẫn đến việc họ sẵn sàng chi tiêu để mua vàng với hy vọng cầu mong sự thịnh vượng trong suốt năm.
Tuy nhiên, nhiều người cũng băn khoăn về việc có nên bán vàng đã mua trong ngày Thần Tài hay không. Họ lo ngại rằng việc bán vàng vào ngày này có thể làm mất đi may mắn, tài lộc và năng lượng tích cực mà vàng mang lại.
Một số ý kiến cho rằng không nên bán vàng đã mua dịp ngày vía Thần tài, và nếu cần thiết, chỉ nên thực hiện vào cuối năm, khi một chu kỳ đã khép lại. Vào thời điểm này, vàng đã có đủ thời gian để thu hút vượng khí và tài lộc, do đó việc bán vào dịp cuối năm sẽ không ảnh hưởng đến tài vận. Sau đó, người ta có thể tiếp tục mua vàng mới cho năm tiếp theo.
Tuy nhiên, cũng có nhiều người cho rằng việc bán vàng đã mua vào dịp Thần Tài không phải là điều xấu, đặc biệt khi người bán có nhu cầu sử dụng tiền cho các mục đích khác. Nếu vàng được bán để làm vốn cho việc kinh doanh, thì việc này không chỉ không làm mất đi may mắn mà còn có thể tạo điều kiện thuận lợi cho công việc buôn bán.
Theo đó, việc có bán vàng đã mua vào dịp vía Thần tài hay không phù thuộc vào quan điểm và điều kiện của mỗi người. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn quyết định bán vàng đã mua thì nên tránh bán vào đúng ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng âm lịch) và cần mang theo đủ các giấy tờ chứng từ khi có nhu cầu bán vàng đã mua vào dịp vía Thần tài.
Lưu ý, nội dung trên chỉ mang tính tham khảo.
![]() |
Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 09/12/2022] |
![]() |
File Excel tính và đếm ngược ngày đến các dịp lễ, tết năm 2025 |
Có nên bán vàng đã mua vào dịp vía Thần tài hay không (Hình minh họa - Nguôn ftuwf Internet)
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 24/2012/NĐ-CP về các trách nhiệm của doanh nghiệp hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ cụ thể như sau:
1. Thực hiện đóng mã ký hiệu và hàm lượng vàng trên sản phẩm, công bố tiêu chuẩn áp dụng, khối lượng của sản phẩm theo quy định pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tiêu chuẩn công bố áp dụng và khối lượng sản phẩm đã công bố do doanh nghiệp sản xuất.
2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tiêu chuẩn công bố áp dụng và khối lượng sản phẩm do doanh nghiệp thuê gia công.
3. Chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn, chứng từ.
4. Có phương án bảo đảm an toàn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ.
5. Bảo đảm duy trì các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định này.
6. Tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Tại Điều 12 Nghị định 24/2012/NĐ-CP về các trách nhiệm của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh mua bán vàng miếng như sau:
1. Chỉ được phép mua, bán các loại vàng miếng quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Nghị định này.
2. Không được phép thực hiện kinh doanh vàng miếng thông qua các đại lý ủy nhiệm.
3. Chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn chứng từ.
4. Niêm yết công khai tại địa điểm giao dịch về giá mua và giá bán vàng miếng.
5. Có biện pháp và trang thiết bị bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh.
6. Tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.