Trường hợp nào cần đăng ký mã ngành 6619? Hoạt động hỗ trợ dịch vụ tài chính chưa được phân vào đâu thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 6622 là gì? Hoạt động của đại lý và môi giới bảo hiểm thì đăng ký mã ngành nào?
Theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, mã ngành 6619 được sử dụng cho các hoạt động trợ giúp cho trung gian tài chính chưa được phân vào đâu, bao gồm:
- Các hoạt động thỏa thuận và giải quyết các giao dịch tài chính, bao gồm giao dịch thẻ tín dụng.
- Hoạt động tư vấn đầu tư.
- Hoạt động tư vấn và môi giới thế chấp.
Nhóm này cũng gồm: Các dịch vụ ủy thác, giám sát trên cơ sở phí và hợp đồng.
Căn cứ mục K Phụ lục II - Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, mã ngành 6619 loại trừ những trường hợp:
- Các hoạt động của đại lý bảo hiểm và môi giới được phân vào nhóm 66220 (Hoạt động của đại lý và môi giới bảo hiểm).
- Quản lý quỹ được phân vào nhóm 66300 (Hoạt động quản lý quỹ).
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 6619: Hoạt động hỗ trợ dịch vụ tài chính chưa được phân vào đâu
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Điều 25 Thông tư 121/2020/TT-BTC quy định về các dịch vụ tài chính khác như sau:
- Công ty chứng khoán khi thực hiện dịch vụ tài chính khác theo quy định tại Điều 86 Luật Chứng khoán 2019 phải có liên quan và hỗ trợ cho các nghiệp vụ đã được cấp phép của công ty chứng khoán và phải đảm bảo không được ảnh hưởng đến lợi ích của khách hàng, của chính công ty chứng khoán và của thị trường.
- Công ty chứng khoán không được cung cấp dịch vụ tư vấn chào bán, tư vấn niêm yết chứng khoán, tư vấn cổ phần hóa, tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp cho công ty mà mình nắm giữ từ 10% trở lên vốn điều lệ.
- Công ty chứng khoán chỉ được cung cấp dịch vụ tài chính khác phù hợp với quy định của pháp luật sau khi báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước bằng văn bản. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền yêu cầu tạm ngừng, đình chỉ việc cung cấp dịch vụ tài chính khác của công ty chứng khoán nếu việc cung cấp dịch vụ đó trái với quy định của pháp luật hoặc gây rủi ro hệ thống thị trường chứng khoán.
Điều kiện chung để công ty tài chính thực hiện hoạt động ngân hàng quy định tại khoản 1 Điều 108 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 bao gồm:
- Có đội ngũ cán bộ đủ trình độ, năng lực chuyên môn, cơ sở vật chất, công nghệ, phương tiện, thiết bị và các quy định nội bộ theo quy định của pháp luật để thực hiện hoạt động ngân hàng được ghi trong Giấy phép.
- Đáp ứng đầy đủ các điều kiện nghiệp vụ đối với hoạt động ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước quy định.
(Căn cứ Điều 5 Nghị định 39/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 2 Nghị định 16/2019/NĐ-CP)
Điều 111. Các hoạt động kinh doanh khác của công ty tài chính – Luật Các tổ chức tín dụng 2010 1. Tiếp nhận vốn ủy thác của Chính phủ, tổ chức, cá nhân để thực hiện các hoạt động đầu tư vào các dự án sản xuất, kinh doanh, cấp tín dụng được phép; ủy thác vốn cho tổ chức tín dụng thực hiện cấp tín dụng. Việc tiếp nhận vốn ủy thác của cá nhân và ủy thác vốn cho các tổ chức tín dụng cấp tín dụng thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. 2. Tham gia thị trường tiền tệ theo quy định tại Điều 104 của Luật này. 3. Mua, bán trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp. 4. Bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp; đại lý phát hành trái phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác. 5. Kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. 6. Làm đại lý kinh doanh bảo hiểm. 7. Cung ứng dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, đầu tư. 8. Cung ứng dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản của khách hàng. |