Hoạt động truyền hình thuộc nhóm mã ngành nào? Cụ thể trong nhóm mã ngành 6021 gồm những nội dung gì?
>> Mã ngành 6391 là gì? Hoạt động thông tấn thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 6399 là gì? Dịch vụ thông tin khác chưa được phân vào đâu thì đăng ký mã ngành nào?
Mã ngành 6021 – 60210 là hoạt động truyền hình theo Phụ lục II của Quyết định 27/2018/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/07/2018 về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Nhóm này bao gồm:
- Hoạt động phát sóng hình ảnh qua các kênh truyền hình cùng với âm thanh và dữ liệu thông qua các phòng phát sóng chương trình truyền hình và việc truyền đưa các chương trình qua làn sóng truyền hình công cộng. Những hoạt động trong nhóm này gồm việc đưa ra lịch trình của các chương trình và việc phát sóng các chương trình đó. Lịch trình các chương trình có thể tự làm hoặc thu từ các đơn vị khác.
- Hoạt động chuyển tiếp chương trình truyền hình tới các đài, trạm phát truyền hình, nơi sẽ lần lượt phát sóng các chương trình này tới công chúng theo lịch trình định trước.
Mã ngành 6021 sẽ loại trừ đối với: Việc sản xuất các chương trình truyền hình và các chương trình quảng cáo không kết hợp phát sóng được phân vào nhóm 5911 (Hoạt động sản xuất phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình).
Lưu ý: Mã ngành cấp 4 6021 thuộc nhóm Mã ngành cấp 3 602: Hoạt động truyền hình và cung cấp chương trình thuê bao.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 6021 – 60210: Hoạt động truyền hình (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 9 Nghị định 06/2016/NĐ-CP, về nguyên tắc cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình quảng bá được quy định như sau:
- Phổ cập dịch vụ phát thanh, truyền hình quảng bá trên phạm vi cả nước, trong đó tập trung ưu tiên vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn.
- Bảo đảm phù hợp các quy hoạch của Nhà nước về: Báo chí; truyền dẫn phát sóng phát thanh, truyền hình; phát triển dịch vụ phát thanh, truyền hình.
- Bảo đảm phù hợp với các quy định về quản lý tài nguyên Internet và tần số vô tuyến điện theo quy định của pháp luật về viễn thông và tần số vô tuyến điện.
- Bảo đảm nội dung dịch vụ phù hợp với các quy định về quản lý nội dung thông tin theo quy định của pháp luật về báo chí và quy định tại Nghị định 06/2016/NĐ-CP.
- Bảo đảm phù hợp các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Nhà nước về chất lượng thiết bị và dịch vụ phát thanh, truyền hình.
Căn cứ Điều 4 Nghị định 06/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 71/2022/NĐ-CP) quy định về việc phân loại dịch vụ phát thanh, truyền hình như sau:
(i) Các loại dịch vụ phát thanh, truyền hình, bao gồm:
- Dịch vụ truyền hình mặt đất: Là loại hình dịch vụ phát thanh, truyền hình sử dụng hạ tầng kỹ thuật truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất kỹ thuật số để cung cấp các kênh chương trình phát thanh, truyền hình đến người sử dụng dịch vụ.
- Dịch vụ truyền hình cáp: Là loại hình dịch vụ phát thanh, truyền hình sử dụng hạ tầng kỹ thuật truyền dẫn phát sóng truyền hình cáp áp dụng các công nghệ khác nhau để cung cấp các kênh chương trình phát thanh, truyền hình đến người sử dụng dịch vụ, gồm: Dịch vụ truyền hình cáp tương tự; dịch vụ truyền hình cáp kỹ thuật số; dịch vụ truyền hình cáp giao thức Internet (IPTV).
- Dịch vụ truyền hình qua vệ tinh: Là loại hình dịch vụ phát thanh, truyền hình sử dụng hạ tầng kỹ thuật truyền dẫn phát sóng truyền hình qua vệ tinh để cung cấp các kênh chương trình phát thanh, truyền hình đến người sử dụng dịch vụ.
- Dịch vụ truyền hình di động: Là loại hình dịch vụ phát thanh, truyền hình sử dụng hạ tầng kỹ thuật truyền dẫn phát sóng truyền hình di động mặt đất, truyền hình di động qua vệ tinh, truyền hình qua mạng viễn thông di động mặt đất để cung cấp các kênh chương trình phát thanh, truyền hình đến người sử dụng dịch vụ.
- Dịch vụ phát thanh, truyền hình trên mạng Internet là loại hình dịch vụ phát thanh, truyền hình sử dụng kết nối mạng Internet thông qua các địa chỉ tên miền của trang thông tin điện tử hoặc địa chỉ Internet xác định do Việt Nam quản lý, gồm cả ứng dụng Internet.
(ii) Các dịch vụ phát thanh, truyền hình quy định tại khoản (i) nêu trên được cung cấp đến người sử dụng theo hai phương thức quảng bá và trả tiền, như sau:
- Dịch vụ phát thanh, truyền hình quảng bá là dịch vụ do doanh nghiệp đủ điều kiện theo quy định của pháp luật cung cấp cho người sử dụng dịch vụ tự do mà không áp dụng các biện pháp kỹ thuật để quản lý, kiểm soát hoặc ràng buộc điều kiện thu tín hiệu.
- Dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền là dịch vụ do doanh nghiệp được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền cung cấp cho người sử dụng dịch vụ có áp dụng biện pháp kỹ thuật để quản lý, kiểm soát và ràng buộc điều kiện thu tín hiệu.