Thành lập công ty chuyên về hoạt động ghi âm và xuất bản âm nhạc thì đăng ký mã ngành 5920 có được hay không?
>> Mã ngành 4610 là gì? Đại lý, môi giới, đấu giá hàng hóa thì đăng ký mã ngành gì?
Căn cứ Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg thì mã ngành 592 - 5920 - 59200 là về hoạt động ghi âm và xuất bản âm nhạc. Nhóm này gồm:
- Hoạt động sản xuất ghi âm gốc như ghi băng, đĩa CD.
- Phát hành, quảng cáo và phân phối băng ghi âm đến những người bán buôn, bán lẻ hoặc trực tiếp đến công chúng. Các hoạt động này có thể được thực hiện hoặc không được thực hiện cùng với việc sản xuất các băng ghi âm gốc trong cùng một đơn vị. Nếu không, đơn vị thực hiện các hoạt động này phải có quyền tái sản xuất và phân phối đối với bản ghi âm thanh gốc.
- Hoạt động ghi âm phục vụ các hoạt động trong trường quay hoặc các nơi khác, bao gồm cả việc sản xuất chương trình băng đài (không phải trực tiếp).
- Hoạt động xuất bản âm nhạc, như hoạt động đăng ký bản quyền cho tác phẩm âm nhạc, quảng cáo, ủy quyền và sử dụng các tác phẩm âm nhạc này vào việc ghi âm, phát thanh, truyền hình, điện ảnh, chương trình trực tiếp, in ấn và các phương tiện thông tin đại chúng khác. Những đơn vị tham gia trong các hoạt động này có thể sở hữu bản quyền hoặc các hoạt động như việc quản lý các bản quyền âm nhạc thay mặt cho các chủ sở hữu các bản quyền này.
- Xuất bản sách nhạc và bản nhạc.
Như vậy, thành lập công ty chuyên về hoạt động ghi âm và xuất bản âm nhạc thì đăng ký mã ngành 5920 là đúng với quy định pháp luật hiện hành.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 5920: Hoạt động ghi âm và xuất bản âm nhạc
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định 144/2020/NĐ-CP, hoạt động nghệ thuật biểu diễn là hoạt động tạo ra những sản phẩm nghệ thuật được định hình dưới dạng văn bản, âm thanh, hình ảnh để truyền đạt trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các phương tiện kỹ thuật tới công chúng dưới các hình thức biểu diễn nghệ thuật; lưu hành bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật.
Căn cứ Điều 7 Nghị định 144/2020/NĐ-CP, quyền và nghĩa vụ của tổ chức lưu hành bản ghi âm có nội dung biểu diễn nghệ thuật như sau:
(i) Tổ chức lưu hành bản ghi âm có nội dung biểu diễn nghệ thuật có quyền:
- Lưu hành bản ghi âm có nội dung biểu diễn nghệ thuật theo quy định của pháp luật.
- Thụ hưởng các lợi ích hợp pháp từ việc lưu hành bản ghi âm có nội dung biểu diễn nghệ thuật.
(ii) Tổ chức lưu hành bản ghi âm có nội dung biểu diễn nghệ thuật chịu trách nhiệm:
- Không lưu hành bản ghi âm có nội dung vi phạm quy định tại Điều 3 Nghị định 144/2020/NĐ-CP và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Thực hiện các quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan.
- Thực hiện lưu chiểu theo quy định tại Nghị định 144/2020/NĐ-CP.
Điều 3. Quy định cấm trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn – Nghị định 144/2020/NĐ-CP 1. Chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2. Xuyên tạc lịch sử, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xâm phạm an ninh quốc gia; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo; phân biệt chủng tộc; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân. 3. Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại. 4. Sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc, tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội. |