Những hoạt động nào cần đăng ký mã ngành 5310? Hoạt động bưu chính đăng ký mã ngành 5310 có đúng quy định pháp luật không?
>> Mã ngành 5510 là gì? Kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày thì đăng ký mã ngành nào?
Theo Phụ lục II - Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, nhóm này gồm các hoạt động bưu chính theo các quy định phổ biến và thống nhất. Hoạt động bưu chính sử dụng cơ sở hạ tầng chung để thực hiện việc nhận, phân loại, đóng gói và chuyển thư, bưu thiếp, báo, tạp chí, ấn phẩm quảng cáo, bưu phẩm, bưu kiện, hàng hóa hoặc tài liệu theo các tuyến và khu vực.
Nhóm này cũng gồm các dịch vụ khác nhằm hỗ trợ trực tiếp cho hoạt động này như:
- Nhận, phân loại, vận chuyển và phân phối (trong nước hoặc quốc tế) thư, bưu phẩm, bưu kiện bằng dịch vụ bưu chính qua mạng lưới bưu điện được quy định bằng các giao ước dịch vụ thống nhất. Hoạt động này có thể sử dụng một hoặc nhiều phương thức vận tải, có thể sử dụng phương tiện vận tải thuộc sở hữu của bưu điện hoặc phương tiện vận tải công cộng.
- Nhận thư hoặc bưu phẩm, bưu kiện từ các hòm thư công cộng hoặc cơ sở bưu điện.
- Phân phối và phân phát thư, bưu phẩm, bưu kiện.
Loại trừ: Chuyển khoản bưu điện, tiết kiệm bưu điện và chuyển tiền bưu điện được phân vào nhóm 64190 (Hoạt động trung gian tiền tệ khác).
Mã ngành 5310: Hoạt động bưu chính (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
- Bảo đảm an ninh, an toàn, kịp thời, chính xác, tiện lợi trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính.
- Bảo đảm bí mật thư theo quy định của pháp luật.
- Kinh doanh dịch vụ bưu chính theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
- Bảo đảm cung ứng dịch vụ bưu chính công ích thường xuyên, ổn định cho xã hội.
- Tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động bưu chính.
(Căn cứ Điều 4 Luật Bưu chính 2010).
Ngoài quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 7 và Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính còn có các quyền và nghĩa vụ theo Điều 29 Luật Bưu chính 2010 như sau:
- Thiết lập mạng bưu chính để cung ứng dịch vụ bưu chính.
- Được thanh toán đủ giá cước dịch vụ bưu chính mà mình cung ứng.
- Kiểm tra nội dung gói, kiện hàng hoá trước khi chấp nhận.
- Từ chối cung ứng dịch vụ bưu chính nếu phát hiện bưu gửi vi phạm quy định tại Điều 12 của Luật Bưu chính 2010 và quy định về điều kiện cung ứng dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp.
- Xử lý bưu gửi không có người nhận quy định tại khoản 5 Điều 17 của Luật Bưu chính 2010.
- Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin về dịch vụ bưu chính cho người sử dụng dịch vụ bưu chính.
- Niêm yết công khai tại điểm phục vụ Danh mục vật phẩm, hàng hoá không được gửi, chấp nhận, vận chuyển qua mạng bưu chính quy định tại Điều 12 của Luật Bưu chính 2010 và các quy định về điều kiện cung ứng dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp.
- Bảo đảm an toàn, an ninh trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính theo quy định tại Điều 13 và Điều 14 của Luật Bưu chính 2010.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi cố ý chấp nhận bưu gửi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 7 và Điều 12 của Luật Bưu chính 2010.
- Không được tiết lộ thông tin về sử dụng dịch vụ bưu chính của tổ chức, cá nhân, trừ trường hợp quy định tại Điều 14 của Luật Bưu chính 2010.
- Không được cung ứng dịch vụ bưu chính vi phạm quy định về phạm vi dịch vụ bưu chính dành riêng dưới mọi hình thức.
- Hưởng thù lao, chi phí hợp lý khi thay mặt người sử dụng dịch vụ bưu chính thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu bưu gửi quốc tế quy định tại Điều 15 của Luật Bưu chính 2010.
- Thực hiện dịch vụ thay đổi họ tên, địa chỉ người nhận, rút lại bưu gửi, chuyển tiếp, chuyển hoàn bưu gửi theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 16, khoản 2 và khoản 3 Điều 17 của Luật Bưu chính 2010.
- Giải quyết khiếu nại, tranh chấp, bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.