Quảng cáo PPC là gì? Yêu cầu đối với nội dung quảng cáo hiện nay? Quảng cáo cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt phải đảm bảo các điều kiện nào?
>> Trình duyệt web là gì? Các hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng Internet?
>> Agency là gì? Hiện nay có các phương tiện quảng cáo nào?
Quảng cáo PPC (Pay-Per-Click) là hình thức quảng cáo trực tuyến, trong đó nhà quảng cáo chỉ phải trả tiền khi người dùng nhấp vào quảng cáo của họ. Đây là một phương pháp quảng cáo hiệu quả trong việc tiếp cận khách hàng tiềm năng nhanh chóng.
Các loại hình quảng cáo PPC phổ biến bao gồm:
- Google Ads: Quảng cáo trên công cụ tìm kiếm Google và các trang web đối tác của Google.
- Facebook Ads: Quảng cáo hiển thị trên nền tảng Facebook và Instagram.
- Bing Ads: Quảng cáo trên công cụ tìm kiếm của Bing.
- YouTube Ads: Quảng cáo video hiển thị trước hoặc trong video trên YouTube.
PPC có thể giúp các doanh nghiệp tăng cường khả năng hiển thị và thu hút khách hàng mục tiêu trong một khoảng thời gian ngắn, đồng thời dễ dàng đo lường hiệu quả chiến dịch quảng cáo.
Lưu ý: Nội dung “Quảng cáo PPC là gì?” chỉ mang tính chất tham khảo.
Căn cứ Điều 19 Luật Quảng cáo 2012, quy định yêu cầu đối với nội dung quảng cáo như sau:
(i) Nội dung quảng cáo phải bảo đảm trung thực, chính xác, rõ ràng, không gây thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh và người tiếp nhận quảng cáo.
(ii) Chính phủ quy định về yêu cầu đối với nội dung quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Quảng cáo PPC là gì; Quy định yêu cầu đối với nội dung quảng cáo (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 4 Điều 20 Luật Quảng cáo 2012, quảng cáo cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
(i) Quảng cáo thuốc được phép quảng cáo theo quy định của pháp luật về y tế; phải có giấy phép lưu hành tại Việt Nam đang còn hiệu lực và tờ hướng dẫn sử dụng do Bộ Y tế phê duyệt.
(ii) Quảng cáo mỹ phẩm phải có phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định của pháp luật về y tế.
(iii) Quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế phải có giấy chứng nhận đăng ký lưu hành do Bộ Y tế cấp.
(iv) Quảng cáo sữa và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ không thuộc quy định tại khoản 4 Điều 7 Luật Quảng cáo 2012 phải có giấy chứng nhận tiêu chuẩn, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm dinh dưỡng sản xuất trong nước.
Đối với sản phẩm dinh dưỡng nhập khẩu thì phải có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm của cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất và giấy phép lưu hành.
(v) Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải có giấy chứng nhận đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc danh mục phải đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc giấy tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc danh mục phải công bố tiêu chuẩn.
(vi) Quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phải có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn hành nghề do ngành y tế cấp theo quy định của pháp luật.
(vii) Quảng cáo trang thiết bị y tế phải có giấy phép lưu hành đối với thiết bị y tế sản xuất trong nước hoặc giấy phép nhập khẩu đối với thiết bị y tế nhập khẩu.
(viii) Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, vật tư bảo vệ thực vật phải có giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật.
Quảng cáo sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật phải có giấy phép kiểm dịch thực vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp.
(ix) Quảng cáo thuốc thú y, vật tư thú y phải có giấy phép lưu hành sản phẩm và bản tóm tắt đặc tính của sản phẩm.
(x) Quảng cáo phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi phải có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm hoặc văn bản tự công bố chất lượng sản phẩm.