CMR là gì? Vai trò của CMR trong doanh nghiệp? Thông tin người tiêu dùng có được bảo vệ hay không? Bảo đảm an toàn, an ninh thông tin của người tiêu dùng được quy định như thế nào?
>> Giới hạn cấp tín dụng năm 2025 của ngân hàng thương mại là bao nhiêu?
Pháp luật hiện hành chưa có quy định nào về CMR là gì? Tuy nhiên quý khách hàng có thể tham khảo nội dung sau để tìm hiểu CMR là gì:
CRM là một công cụ giúp lưu trữ thông tin về khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng, đồng thời theo dõi các vấn đề liên quan đến dịch vụ và quản lý các chiến dịch tiếp thị của doanh nghiệp. Toàn bộ dữ liệu được tập trung tại một nơi, thuận tiện cho việc truy cập và sử dụng khi cần thiết.
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
CMR là gì; Vai trò của CMR trong hoạt động của doanh nghiệp (Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
- Nhận diện và phân loại khách hàng tiềm năng
Hệ thống CRM hỗ trợ doanh nghiệp nhanh chóng xác định và thêm mới khách hàng tiềm năng, đồng thời phân loại chính xác bằng cách tập trung vào những đối tượng phù hợp nhất.
- Tăng sự giới thiệu từ khách hàng hiện tại
Hiểu rõ hơn về khách hàng giúp doanh nghiệp dễ dàng triển khai các cơ hội bán kèm và bán thêm, đồng thời mở rộng tiếp cận đến các lĩnh vực kinh doanh khác của khách hàng. Khi nắm bắt tốt thông tin và nhu cầu, doanh nghiệp có thể nâng cao sự hài lòng, khuyến khích khách hàng quay lại sử dụng sản phẩm, dịch vụ và gia tăng chi tiêu.
- Cải tiến sản phẩm và dịch vụ
Hệ thống CRM thu thập thông tin từ nhiều nguồn, cung cấp những hiểu biết sâu sắc về mong muốn và ý kiến của khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp có thể nhanh chóng cải thiện sản phẩm, dịch vụ và khắc phục vấn đề để tối đa hóa sự hài lòng của khách hàng.
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định về bảo vệ thông tin người tiêu dùng như sau:
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh tự thực hiện hoặc ủy quyền cho bên thứ ba thu thập, lưu trữ, sử dụng, chỉnh sửa, cập nhật hoặc hủy bỏ thông tin người tiêu dùng phải đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 và các quy định pháp luật liên quan.
- Nếu tổ chức, cá nhân kinh doanh ủy quyền hoặc thuê bên thứ ba thu thập, lưu trữ, sử dụng, chỉnh sửa, cập nhật, hoặc hủy bỏ thông tin người tiêu dùng, phải có sự đồng ý của người tiêu dùng. Việc ủy quyền hoặc thuê phải được lập thành văn bản, nêu rõ phạm vi và trách nhiệm của các bên trong việc bảo vệ thông tin người tiêu dùng theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 và các quy định pháp luật liên quan.
- Trong trường hợp người tiêu dùng thực hiện giao dịch thông qua bên thứ ba thì bên thứ ba có trách nhiệm bảo vệ thông tin của người tiêu dùng theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định về bảo đảm an, an ninh thông tin người tiêu dùng như sau:
(i) Tổ chức, cá nhân kinh doanh phải bảo đảm an toàn, an ninh thông tin của người tiêu dùng mà họ thu thập, lưu trữ, sử dụng và có biện pháp ngăn ngừa các hành vi sau đây:
- Đánh cắp hoặc tiếp cận thông tin trái phép.
- Sử dụng thông tin trái phép.
- Chỉnh sửa, cập nhật, hủy bỏ thông tin trái phép.
(ii) Tổ chức, cá nhân kinh doanh phải tiếp nhận và giải quyết phản ánh, yêu cầu, khiếu nại của người tiêu dùng liên quan đến việc thông tin bị thu thập trái phép, sử dụng sai mục đích, phạm vi đã thông báo.
(iii) Khi hệ thống thông tin bị tấn công gây nguy cơ mất an toàn thông tin người tiêu dùng, tổ chức, cá nhân kinh doanh hoặc bên lưu trữ phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền trong 24 giờ và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn thông tin theo quy định pháp luật về an ninh mạng và giao dịch điện tử.