Mã ngành 5222 quy định về vấn đề gì? Muốn kinh về hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường thủy thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 5224 là gì? Bốc xếp hàng hóa thì đăng ký mã ngành nào?
Mã ngành 5222 là về hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường thủy (Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg). Nhóm này gồm:
- Hoạt động liên quan tới vận tải hành khách, động vật hoặc hàng hóa bằng đường thủy.
- Hoạt động của cảng biển, cảng sông, bến tàu, cầu tàu.
- Hoạt động của các cửa ngầm đường thủy.
- Hoạt động hoa tiêu, lai dắt, đưa tàu cập bến.
- Hoạt động của tàu, xà lan, Lash, hoạt động cứu hộ.
- Hoạt động của trạm hải đăng.
Như vậy, trường hợp muốn kinh về hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường thủy thì đăng ký mã ngành 5222 là đúng với quy định của pháp luật.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 5222: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường thủy (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Theo đó, mã ngành 5222 có những trường hợp loại trừ sau đây:
- Bốc xếp hàng hóa được phân vào nhóm 52243 (Bốc xếp hàng hóa cảng biển) và nhóm 52244 (Bốc xếp hàng hóa cảng sông).
- Hoạt động của các bến du thuyền được phân vào nhóm 93290 (Hoạt động vui chơi giải trí khác chưa được phân vào đâu).
Theo đó, mã ngành 5222 có những nhóm sau đây:
(i) 52221: Hoạt động điều hành cảng biển.
Nhóm này gồm: Hoạt động của cảng biển, bến tàu, cầu tàu.
(ii) 52222: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ liên quan đến vận tải ven biển và viễn dương.
Nhóm này gồm:
- Hoạt động liên quan tới vận tải hành khách, động vật hoặc hàng hóa ven biển và viễn dương.
- Hoạt động hoa tiêu, lai dắt, đưa tàu thuyền cập bến.
- Hoạt động của tàu, xà lan, Lash, hoạt động cứu hộ đường biển.
- Hoạt động của trạm hải đăng.
Loại trừ:
- Bốc xếp hàng hóa cảng biển được phân vào nhóm 52243 (Bốc xếp hàng hóa cảng biển).
- Hoạt động của các bến du thuyền được phân vào nhóm 93290 (Hoạt động vui chơi giải trí khác chưa được phân vào đâu).
(iv) Nhóm 52223: Hoạt động điều hành cảng đường thủy nội địa.
Nhóm này gồm:
- Hoạt động của cảng, bến tàu, cầu tàu đường thủy nội địa: đường sông, hồ, kênh, rạch.
(v) Nhóm 52224: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ liên quan tới vận tải đường thủy nội địa.
Nhóm này gồm:
- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ liên quan tới vận tải hành khách, động vật hoặc hàng hóa đường sông, hồ, kênh, rạch.
- Hoạt động hoa tiêu, lai dắt, đưa tàu thuyền cập bến.
- Hoạt động cứu hộ đường sông.
Loại trừ:
- Bốc xếp hàng hóa cảng sông được phân vào nhóm 52244 (Bốc xếp hàng hóa cảng sông).
- Hoạt động của các bến du thuyền được phân vào nhóm 93290 (Hoạt động vui chơi giải trí khác chưa được phân vào đâu).
Điều 4. Nguyên tắc hoạt động giao thông đường thuỷ nội địa (được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 4 Luật số: 35/2018/QH14 và khoản 2 Điều 1 Luật số: 48/2014/QH13) 1. Hoạt động giao thông đường thuỷ nội địa phải bảo đảm thông suốt, trật tự, an toàn cho người, phương tiện, tài sản và bảo vệ môi trường; phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia. 2. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa là trách nhiệm của toàn xã hội, của chính quyền các cấp, của tổ chức, cá nhân quản lý hoặc trực tiếp tham gia giao thông; thực hiện đồng bộ các giải pháp về kỹ thuật, an toàn của phương tiện, kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa; đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; phổ biến, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho người tham gia giao thông đường thuỷ nội địa; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa theo quy định của pháp luật. 3. Phát triển giao thông đường thủy nội địa phải phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông vận tải và bảo đảm quốc phòng, an ninh. Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đường thủy nội địa theo hướng hiện đại, đồng bộ về luồng, tuyến, cảng, bến, công nghệ quản lý, xếp dỡ hàng hóa; bảo đảm an toàn giao thông, phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Phát triển vận tải đường thủy nội địa phải kết nối đồng bộ với các phương thức vận tải khác. 4. Quản lý hoạt động giao thông đường thuỷ nội địa được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và chính quyền các cấp. |