Mã ngành 5021 quy định về vấn đề gì? Muốn kinh về hoạt động vận tải hành khách đường thủy nội địa thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 5022 là gì? Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 5110 là gì? Vận tải hành khách hàng không thì đăng ký mã ngành nào?
Mã ngành 5021 là về vận tải hành khách đường thủy nội địa (Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg). Nhóm này gồm:
- Vận tải hành khách đường sông, hồ, kênh, rạch bằng phương tiện cơ giới và thô sơ.
- Cho thuê tàu thuyền có thủy thủ đoàn, cho thuê ghe, xuồng có người lái để vận tải hành khách trên sông, hồ, kể cả kênh, rạch.
Như vậy, trường hợp muốn kinh về hoạt động vận tải hành khách đường thủy nội địa thì đăng ký mã ngành 5021 nêu trên.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 5021: Vận tải hành khách đường thủy nội địa (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
(i) Nhóm 50211: Vận tải hành khách đường thủy nội địa bằng phương tiện cơ giới.
Nhóm này gồm:
- Vận tải hành khách đường sông, hồ, kênh, rạch bằng tàu và phương tiện cơ giới khác (phà, thuyền, ghe, xuồng có gắn động cơ).
- Cho thuê tàu có thủy thủ đoàn, cho thuê thuyền, ghe, xuồng máy có người lái để vận tải hành khách trên sông, hồ, kênh, rạch.
(ii) Nhóm 50212: Vận tải hành khách đường thủy nội địa bằng phương tiện thô sơ.
Nhóm này gồm:
- Vận tải hành khách đường sông, hồ, kênh, rạch, bằng phương tiện thô sơ: Thuyền, ghe, xuồng không gắn động cơ.
- Cho thuê thuyền, ghe, xuồng có người lái để vận tải hành khách trên sông, hồ, kể cả kênh, rạch.
Theo đó, quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải hành khách được quy định như sau:
(i) Người kinh doanh vận tải hành khách có quyền:
- Yêu cầu hành khách trả đủ cước phí vận tải hành khách, cước phí vận tải hành lý mang theo quá mức theo quy định của pháp luật.
- Từ chối vận chuyển trước khi phương tiện rời cảng, bến đối với những hành khách đã có vé nhưng có hành vi không chấp hành các quy định của người kinh doanh vận tải, làm mất trật tự công cộng gây cản trở công việc của người kinh doanh vận tải, ảnh hưởng đến sức khoẻ, tài sản của người khác, gian lận vé hoặc hành khách đang bị dịch bệnh nguy hiểm.
(ii) Người kinh doanh vận tải hành khách có nghĩa vụ:
- Giao vé hành khách, chứng từ thu cước phí vận tải hành lý, bao gửi cho người đã trả đủ cước phí vận tải.
- Vận tải hành khách, hành lý, bao gửi từ cảng, bến nơi đi đến cảng, bến nơi đến đã ghi trên vé hoặc đúng địa điểm đã thoả thuận theo hợp đồng; bảo đảm an toàn và đúng thời hạn.
- Bảo đảm điều kiện sinh hoạt tối thiểu cho hành khách trong trường hợp vận tải bị gián đoạn do tai nạn hoặc do nguyên nhân bất khả kháng.
- Tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra hành khách, hành lý, bao gửi khi cần thiết.
- Bồi thường thiệt hại cho hành khách nếu không vận tải đến đúng địa điểm và thời hạn đã thoả thuận hoặc khi có tổn thất, hư hỏng, mất mát hành lý ký gửi, bao gửi hoặc thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của hành khách do lỗi của người kinh doanh vận tải hành khách gây ra.
(Căn cứ Điều 82 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004)
Điều 87. Quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải hàng hoá - Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 1. Người kinh doanh vận tải hàng hoá có quyền: a) Yêu cầu người thuê vận tải cung cấp các thông tin cần thiết về hàng hoá để ghi vào giấy vận chuyển và có quyền kiểm tra tính xác thực của các thông tin đó; b) Yêu cầu người thuê vận tải thanh toán đủ cước phí vận tải và các chi phí phát sinh; yêu cầu người thuê vận tải bồi thường thiệt hại do vi phạm thoả thuận trong hợp đồng; c) Từ chối vận tải nếu người thuê vận tải không giao hàng hoá theo thoả thuận trong hợp đồng; d) Yêu cầu giám định hàng hoá khi cần thiết; đ) Lưu giữ hàng hoá trong trường hợp người thuê vận tải không thanh toán đủ cước phí vận tải và chi phí phát sinh theo thoả thuận trong hợp đồng. 2. Người kinh doanh vận tải hàng hoá có nghĩa vụ: a) Cung cấp phương tiện đúng loại, đúng địa điểm; bảo quản hàng hoá trong quá trình vận tải và giao hàng hoá cho người nhận hàng theo thoả thuận trong hợp đồng; b) Thông báo cho người thuê vận tải biết thời gian phương tiện đến cảng, bến và thời gian phương tiện đã làm xong thủ tục vào cảng, bến. Thời điểm thông báo do các bên thoả thuận trong hợp đồng; c) Hướng dẫn xếp, dỡ hàng hoá trên phương tiện; d) Bồi thường thiệt hại cho người thuê vận tải do mất mát, hư hỏng toàn bộ hoặc một phần hàng hoá xảy ra trong quá trình vận tải từ lúc nhận hàng đến lúc giao hàng, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 94 của Luật này. |