Pháp luật hiện hành quy định vận tải hành khách bằng xe buýt trong nội thành bao gồm những hoạt động nào? Đăng ký mã ngành 4921 có được hay không?
>> Mã ngành 6622 là gì? Hoạt động của đại lý và môi giới bảo hiểm thì đăng ký mã ngành nào?
Mã ngành 4921 - 49210 là vận tải hành khách bằng xe buýt trong nội thành theo Phụ lục II của Quyết định 27/2018/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/07/2018 về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Nhóm Mã ngành 4921- 49210 này bao gồm:
- Vận tải hành khách bằng xe buýt trong thành phố theo lịch trình.
- Vận tải hành khách bằng xe buýt trong thành phố theo giờ cố định.
- Vận tải hành khách bằng xe buýt trong thành phố theo các bến đỗ cố định để đón khách, trả khách.
Lưu ý: Mã ngành cấp 4 4921 thuộc nhóm Mã ngành cấp 3 492: Vận tải hành khách bằng xe buýt.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 4921 – 49210: Vận tải hành khách bằng xe buýt trong nội thành
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Khoản 2 Điều 5 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định. Theo đó, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt cần đảm bảo yêu cầu sau đây:
- Phải có chỗ ưu tiên cho người khuyết tật, người cao tuổi và phụ nữ mang thai.
- Phải có phù hiệu “XE BUÝT” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe.
- Phải có sức chứa từ 17 chỗ trở lên. Vị trí, số chỗ ngồi, chỗ đứng cho hành khách và các quy định kỹ thuật khác đối với xe buýt theo quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Giao thông vận tải ban hành. Đối với hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt trên các tuyến có hành trình bắt buộc phải qua cầu có trọng tải cho phép tham gia giao thông từ 05 tấn trở xuống hoặc trên 50% lộ trình tuyến là đường từ cấp IV trở xuống (hoặc đường bộ đô thị có mặt cắt ngang từ 07 mét trở xuống) được sử dụng xe ô tô có sức chứa từ 12 đến dưới 17 chỗ.
Căn cứ Điều 69 Luật Giao thông đường bộ 2008, quy định về quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải hành khách như sau:
(i) Người kinh doanh vận tải hành khách có các quyền sau đây:
- Thu cước, phí vận tải
- Từ chối vận chuyển trước khi phương tiện rời bến xe, rời vị trí đón, trả hành khách theo hợp đồng vận chuyển những người đã có vé hoặc người trong danh sách hợp đồng có hành vi gây rối trật tự công cộng, gây cản trở công việc của người kinh doanh vận tải, ảnh hưởng đến sức khoẻ, tài sản của người khác, gian lận vé hoặc hành khách đang bị dịch bệnh nguy hiểm.
(ii) Người kinh doanh vận tải hành khách có các nghĩa vụ sau đây:
- Thực hiện đầy đủ các cam kết về chất lượng vận tải, hợp đồng vận tải.
- Mua bảo hiểm cho hành khách; phí bảo hiểm được tính vào giá vé hành khách.
- Giao vé, chứng từ thu cước, phí vận tải cho hành khách.
- Bồi thường thiệt hại do người làm công, người đại diện gây ra trong khi thực hiện công việc được người kinh doanh vận tải giao.
- Chịu trách nhiệm về hậu quả mà người làm công, người đại diện gây ra do thực hiện yêu cầu của người kinh doanh vận tải trái quy định của Luật Giao thông đường bộ 2008.
(iii) Bộ trưởng Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về vé và chứng từ thu cước, phí vận tải hành khách.
Điều 37. Quyền hạn, trách nhiệm của hành khách đi xe buýt - Thông tư 12/2020/TT-BGTVT 1. Được mang theo hành lý với trọng lượng không quá 10 kg và kích thước không quá 30x40x60 cm. 2. Chấp hành các quy định khi đi xe và sự hướng dẫn của người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe. 3. Yêu cầu nhân viên phục vụ trên xe xuất vé đúng loại sau khi trả tiền; giữ vé suốt hành trình và xuất trình vé khi người có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra. 4. Được khiếu nại, kiến nghị, phản ánh những hành vi vi phạm quy định về quản lý vận tải của đơn vị kinh doanh vận tải, người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe và yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có). 5. Thực hiện quyền và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật có liên quan. |