Mã ngành 4653 là gì? Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy nông nghiệp có thể đăng ký mã ngành 4653 hay không?
>> Mã ngành 3314 là gì? Sửa chữa thiết bị điện thì đăng ký mã ngành nào?
Theo Quy định tại Phần G Mục II Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm Quyết định 27/2018/QĐ-TTg thì mã ngành 4653-46530 là về bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy nông nghiệp. Nhóm này gồm:
- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy nông nghiệp như:
+ Máy cày, bừa, máy rắc phân, máy gieo hạt.
+ Máy gặt lúa, máy đập lúa.
+ Máy vắt sữa.
+ Máy nuôi ong, máy ấp trứng, nuôi gia cầm.
+ Máy kéo được sử dụng trong nông nghiệp và lâm nghiệp.
- Máy cắt cỏ.
![]() |
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 4653: Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy nông nghiệp
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Ngày 18/11/2019, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Quyết định 3461/QĐ-BKHCN công bố tiêu chuẩn quốc gia về máy nông nghiệp như sau:
TCVN 11388-2:2019 (tương đương ISO 16231-2:2015): Máy nông nghiệp tự hành - Đánh giá độ ổn định - Phần 2: Phương pháp xác định độ ổn định tĩnh.
TCVN 12711:2019: Máy nông nghiệp - Máy thu hoạch lúa rải hàng tự hành - Yêu cầu chung.
TCVN 12712:2019: Máy cấy lúa - Yêu cầu kỹ thuật.
Theo Điều 49 Luật Thương mại 2005 nghĩa vụ hàng hóa phải được thực hiện như sau:
- Trường hợp hàng hoá mua bán có bảo hành thì bên bán phải chịu trách nhiệm bảo hành hàng hoá đó theo nội dung và thời hạn đã thỏa thuận.
- Bên bán phải thực hiện nghĩa vụ bảo hành trong thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép.
- Bên bán phải chịu các chi phí về việc bảo hành, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Điều 40: Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường - Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 1. Trong quá trình kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, khi phát hiện hàng hóa không đáp ứng yêu cầu về nhãn hàng hóa, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy, các biện pháp quản lý chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đối với hàng hóa và yêu cầu về điều kiện liên quan đến quá trình sản xuất thì xử lý theo các bước sau: a) Đoàn kiểm tra, kiểm soát viên chất lượng yêu cầu người bán hàng tạm dừng việc bán hàng hóa và trong thời hạn không quá 24 giờ phải báo cáo với cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa để xử lý theo thẩm quyền. b) Yêu cầu người bán hàng liên hệ với người sản xuất, người nhập khẩu để thực hiện các biện pháp xử lý, khắc phục, sửa chữa. c) Trường hợp người bán hàng vẫn tiếp tục vi phạm thì theo đề nghị của đoàn kiểm tra, kiểm soát viên chất lượng, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận về vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng tên người bán hàng, địa chỉ nơi bán hàng, tên hàng hóa và mức độ không phù hợp của hàng hóa. d) Sau khi thông báo công khai, người bán hàng vẫn tiếp tục vi phạm thì cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. 2. Trong trường hợp kết quả thử nghiệm mẫu hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, đoàn kiểm tra, kiểm soát viên chất lượng áp dụng các biện pháp xử lý như sau: a) Niêm phong hàng hóa, không cho người bán hàng được phép tiếp tục bán hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng và trong thời hạn không quá 24 giờ phải báo cáo với cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa để xử lý theo thẩm quyền. b) Yêu cầu người bán hàng liên hệ với người sản xuất, người nhập khẩu để thực hiện các biện pháp xử lý, khắc phục, sửa chữa. c) Trường hợp người bán hàng vẫn tiếp tục vi phạm hoặc hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đe dọa sự an toàn của người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường thì cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, tên hàng hóa không phù hợp và mức độ không phù hợp của hàng hóa. d) Sau khi thông báo công khai mà người bán hàng vẫn tiếp tục vi phạm thì cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. 3. Trong trường hợp phát hiện hàng hóa lưu thông trên thị trường không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa tiến hành việc kiểm tra chất lượng sản phẩm theo nội dung quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật này. |