Mã ngành 3314 bao gồm những lĩnh vực nào? Thành lập công ty sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị tổng đài và thiết bị chuyển đổi có được phép đăng ký mã ngành 3314 hay không?
Căn cứ Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, mã ngành 3314 – 33140 là về sửa chữa thiết bị điện. Nhóm này bao gồm các hoạt động sửa chữa và bảo dưỡng các hàng hóa của ngành 27, trừ các sản phẩm trong nhóm 2750 (Sản xuất đồ điện dân dụng). Cụ thể như sau:
- Sửa chữa và bảo dưỡng các loại máy biến thế điện, máy biến thế phân loại và máy biến thế đặc biệt.
- Sửa chữa và bảo dưỡng môtơ điện, máy phát điện và bộ môtơ máy phát điện.
- Sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị tổng đài và thiết bị chuyển đổi.
- Sửa chữa và bảo dưỡng các rơle và bộ điều khiển công nghiệp.
- Sửa chữa và bảo dưỡng pin và ắc quy.
- Sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị điện chiếu sáng.
- Sửa chữa và bảo dưỡng các thiết bị dây dẫn điện và thiết bị không dẫn điện để dùng cho các mạch điện.
Như vậy, thành lập công ty kinh doanh về các hoạt động sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị tổng đài và thiết bị chuyển đổi có thể đăng ký mã ngành 3314 – 33140 nêu trên.
![]() |
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 3314: Sửa chữa thiết bị điện (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, mã ngành 3314 – 33140 loại trừ những lĩnh vực sau:
- Sửa chữa và bảo dưỡng máy tính và thiết bị ngoại vi của máy tính được phân vào nhóm 95110 (Sửa chữa máy vi tính và thiết bị ngoại vi).
- Sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị viễn thông được phân vào nhóm 95120 (Sửa chữa thiết bị liên lạc).
- Sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị điện tử tiêu dùng được phân vào nhóm 95210 (Sửa chữa thiết bị nghe nhìn điện tử gia dụng).
- Sửa chữa các loại đồng hồ được phân vào nhóm 95290 (Sửa chữa xe đạp, đồng hồ, đồ dùng cá nhân và gia đình chưa được phân vào đâu).
Căn cứ Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, mã ngành 9511 – 95110 là về sửa chữa máy vi tính và thiết bị ngoại vi. Nhóm này bao gồm các lĩnh vực sau:
- Dịch vụ sửa chữa thiết bị điện tử như: Máy vi tính, thiết bị ngoại vi.
- Máy vi tính để bàn, máy tính xách tay.
- Ổ đĩa từ, các thiết bị lưu giữ khác.
- Ổ đĩa quang (CD-RW, CD-ROM, DVD-ROM, DVD-RW).
- Máy in.
- Bộ vi xử lý.
- Bàn phím.
- Chuột máy tính, cần điều khiển, bi xoay.
- Modem trong và modem ngoài.
- Thiết bị đầu cuối máy tính chuyên dụng.
- Máy chủ.
- Máy quét, kể cả máy quét mã vạch.
- Đầu đọc thẻ smart.
- Máy chiếu.
Nhóm này cũng gồm:
- Hoạt động sửa chữa và bảo dưỡng:
+ Bộ xuất/nhập như máy đọc tự động; bộ tích điểm bán hàng, không chạy bằng cơ.
+ Máy tính cầm tay.
Căn cứ Điều 11, Điều 21 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân gồm giấy tờ sau:
(i) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp tư nhân quy định tại Phụ lục I-1 ban hành kèm Thông tư 01/2021/NĐ-CP.
(ii) Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân gồm:
- Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
- Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.
Quý khách hàng tham khảo tại bài viết: Thành lập công ty 2024, ghi mã ngành nghề kinh doanh sao cho đúng?