Mã ngành 4631 cụ thể là về những vấn đề gì? Kinh doanh về bán buôn gạo, lúa mỳ, hạt ngũ cốc khác, bột mỳ thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 4649 là gì? Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình thì đăng ký mã ngành gì?
>> Mã ngành 4632 là gì? Bán buôn thực phẩm thì đăng ký mã ngành gì?
Căn cứ Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, các hoạt động được xếp vào mã ngành 4631 bao gồm: Bán buôn gạo, lúa mỳ, hạt ngũ cốc khác, bột mỳ. Nhóm này cũng bao gồm các hoạt động khác như:
- Hoạt động thu mua, phân loại, đánh bóng, đóng bao gạo gắn liền với bán buôn trong nước và xuất khẩu.
- Hoạt động thu mua, phân loại, đóng bao lúa mỳ, hạt ngũ cốc khác, bột mỳ gắn liền với bán buôn trong nước và xuất khẩu.
Loại trừ: Xay xát, đánh bóng, hồ gạo, không gắn liền với hoạt động bán buôn được phân vào nhóm 10611 (Xay xát).
Theo khoản 1 Điều 19 Luật An toàn thực phẩm 2010, cơ sở kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau:
- Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác.
- Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại.
- Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 4631: Bán buôn gạo, lúa mỳ, hạt ngũ cốc khác, bột mỳ
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 20 Luật An toàn thực phẩm 2010, cơ sở kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện về bảo quản thực phẩm sau đây:
- Nơi bảo quản và phương tiện bảo quản phải có diện tích đủ rộng để bảo quản từng loại thực phẩm riêng biệt, có thể thực hiện kỹ thuật xếp dỡ an toàn và chính xác, bảo đảm vệ sinh trong quá trình bảo quản.
- Ngăn ngừa được ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, côn trùng, động vật, bụi bẩn, mùi lạ và các tác động xấu của môi trường; bảo đảm đủ ánh sáng; có thiết bị chuyên dụng điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khí hậu khác, thiết bị thông gió và các điều kiện bảo quản đặc biệt khác theo yêu cầu của từng loại thực phẩm.
- Tuân thủ các quy định về bảo quản của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Điều 55. Thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn - Luật An toàn thực phẩm 2010 1. Thực phẩm phải được thu hồi trong các trường hợp sau đây: a) Thực phẩm hết thời hạn sử dụng mà vẫn bán trên thị trường. b) Thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. c) Thực phẩm là sản phẩm công nghệ mới chưa được phép lưu hành. d) Thực phẩm bị hư hỏng trong quá trình bảo quản, vận chuyển, kinh doanh. đ) Thực phẩm có chất cấm sử dụng hoặc xuất hiện tác nhân gây ô nhiễm vượt mức giới hạn quy định. e) Thực phẩm nhập khẩu bị cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu, nước khác hoặc tổ chức quốc tế thông báo có chứa tác nhân gây ô nhiễm gây hại đến sức khoẻ, tính mạng con người. 2. Thực phẩm không bảo đảm an toàn bị thu hồi theo các hình thức sau đây: a) Thu hồi tự nguyện do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm tự thực hiện. b) Thu hồi bắt buộc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn. 3. Các hình thức xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn bao gồm: a) Khắc phục lỗi của sản phẩm, lỗi ghi nhãn. b) Chuyển mục đích sử dụng. c) Tái xuất. d) Tiêu hủy. 4. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn có trách nhiệm công bố thông tin về sản phẩm bị thu hồi và chịu trách nhiệm thu hồi, xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn trong thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định; chịu mọi chi phí cho việc thu hồi, xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn. Trong trường hợp quá thời hạn thu hồi mà tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không thực hiện việc thu hồi thì bị cưỡng chế thu hồi theo quy định của pháp luật. … |