Theo quy định pháp luật, thàng lập công ty chuyên kinh doanh sản xuất đồ chơi, trò chơi thì đăng ký mã ngành nào? Có được đăng ký mã ngành 3240 hay không?
>> Mã ngành 3012 là gì? Đóng thuyền, xuồng thể thao và giải trí thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 2823 là gì? Sản xuất máy luyện kim thì đăng ký mã ngành nào?
Căn cứ theo quy định tại Phần A Mục II Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg thì mã ngành 324 - 3240 - 32400 là về sản xuất đồ chơi, trò chơi. Nhóm này gồm:
Sản xuất búp bê, đồ chơi, như búp bê hoàn chỉnh, các bộ phận của búp bê, quần áo búp bê, phần chuyển động, đồ chơi, trò chơi (gồm cả điện), xe đạp trẻ con (trừ xe đạp bằng kim loại và xe ba bánh).
Cụ thể:
- Sản xuất búp bê và quần áo, phụ kiện cho búp bê.
- Sản xuất đồ chơi động vật.
- Sản xuất đồ chơi có bánh xe được thiết kế để cưỡi, bao gồm xe đạp và xe ba bánh.
- Sản xuất dụng cụ đồ chơi âm nhạc.
- Sản xuất các chi tiết cho hội chợ vui chơi, trên bàn hoặc trong phòng.
- Sản xuất bài tây.
- Sản xuất bàn để chơi trò bắn đạn, chơi xu, bi-a, bàn đặc biệt cho casino...
- Sản xuất trò chơi điện tử: video giải trí, cờ...
- Sản xuất kiểu thu nhỏ và kiểu tái tạo tương tự, tàu điện điện tử, bộ xây dựng...
- Sản xuất trò chơi câu đố...
Như vậy, thành lập công ty chuyên về sản xuất đồ chơi, trò chơi thì đăng ký mã ngành 3240 là đúng với quy định pháp luật hiện hành.
![]() |
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 3240: Sản xuất đồ chơi, trò chơi (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Mã ngành 3240 loại trừ đối với:
- Sản xuất các chương trình trò chơi video được phân vào nhóm 26400 (Sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng).
- Sản xuất xe đạp được phân vào nhóm 30920 (Sản xuất xe đạp và xe cho người khuyết tật).
- Viết và xuất bản phần mềm cho trò chơi video giải trí được phân vào nhóm 58200 (Xuất bản phần mềm), 62010 (Lập trình máy vi tính).
Căn cứ khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 30 Nghị định 130/2021/NĐ-CP, vi phạm quy định về cung cấp các sản phẩm, dịch vụ văn hóa, thông tin, truyền thông có nội dung ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em sẽ bị phạt như sau:
(i) Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi cung cấp dịch vụ Internet và các dịch vụ khác có nội dung ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em.
(ii) Phạt tiền đối với một trong các hành vi sản xuất, xuất bản, sao chép, lưu hành, vận hành, phát tán, sở hữu, vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh xuất bản phẩm, đồ chơi, trò chơi và những sản phẩm khác phục vụ đối tượng trẻ em nhưng có nội dung ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em, theo một trong các mức sau đây:
- Từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng khi vi phạm từ 01 sản phẩm đến dưới 10 sản phẩm.
- Từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng khi vi phạm từ 10 sản phẩm đến dưới 50 sản phẩm.
- Từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng khi vi phạm từ 50 sản phẩm đến dưới 100 sản phẩm.
- Từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng khi vi phạm từ 100 sản phẩm đến dưới 200 sản phẩm.
- Từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng khi vi phạm từ 200 sản phẩm đến dưới 500 sản phẩm.
- Từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng khi vi phạm từ 500 sản phẩm đến dưới 1.000 sản phẩm.
- Từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng khi vi phạm từ 1.000 sản phẩm trở lên.
(iii) Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Không ghi chú về việc trẻ em không được sử dụng trên xuất bản phẩm, ấn phẩm, đồ chơi nếu xuất bản phẩm, ấn phẩm, đồ chơi có nội dung không phù hợp với trẻ em.
- Không thông báo tuổi của trẻ em không được xem, nghe các chương trình phát thanh, truyền hình, nghệ thuật, điện ảnh và các cuộc trình diễn nếu có nội dung không phù hợp với trẻ em.
- Không thực hiện yêu cầu về ghi thông tin trên xuất bản phẩm dành cho trẻ em.
(iv) Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về cảnh báo nội dung không phù hợp với trẻ em trên các chương trình của kênh phát thanh, kênh truyền hình, báo chí và xuất bản phẩm.
(v) Phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với hành vi đưa hình ảnh của trẻ em vào sản phẩm văn hóa, thông tin, truyền thông có nội dung khiêu dâm, bạo lực, kinh dị.