Thành lập doanh nghiệp chuyên về sản xuất mô tô, xe máy thì đăng ký mã ngành nào? Mã ngành 3091 quy định về vấn đề gì? Có được đăng ký hay không?
>> Mã ngành 1030 là gì? Chế biến và bảo quản rau quả thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 2790 là gì? Sản xuất thiết bị điện khác thì đăng ký mã ngành nào?
Căn cứ theo quy định tại Phần A Mục II Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg thì mã ngành 3091 - 30910 là về sản xuất mô tô, xe máy. Nhóm này gồm:
- Sản xuất mô tô, xe máy có bàn đạp hoặc xe đạp có một động cơ bổ trợ.
- Sản xuất động cơ cho xe mô tô.
- Sản xuất xe thùng.
- Sản xuất bộ phận và phụ tùng của xe mô tô.
Loại trừ:
- Sản xuất xe đạp được phân vào nhóm 30920 (Sản xuất xe đạp và xe cho người khuyết tật).
- Sản xuất xe cho người khuyết tật được phân vào nhóm 30920 (Sản xuất xe đạp và xe cho người khuyết tật).
Như vậy, thành lập doanh nghiệp chuyên về sản xuất mô tô, xe máy thì đăng ký mã ngành 3091 là đúng với quy định pháp luật hiện hành.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 3091: Sản xuất mô tô, xe máy (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 54 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007, tranh chấp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa bao gồm:
(i) Tranh chấp giữa người mua với người nhập khẩu, người bán hàng hoặc giữa các thương nhân với nhau do sản phẩm, hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc thỏa thuận về chất lượng trong hợp đồng.
(ii) Tranh chấp giữa tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh với người tiêu dùng và các bên có liên quan do sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng gây thiệt hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường.
Căn cứ Điều 8 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007, những hành vi bị nghiêm cấm bao gồm:
(i) Sản xuất sản phẩm, nhập khẩu, mua bán hàng hóa đã bị Nhà nước cấm lưu thông.
(ii) Sản xuất sản phẩm, xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán hàng hóa, trao đổi, tiếp thị sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
(iii) Xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán hàng hóa không có nguồn gốc rõ ràng.
(iv) Xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán hàng hóa, trao đổi, tiếp thị sản phẩm, hàng hóa đã hết hạn sử dụng.
(v) Dùng thực phẩm, dược phẩm không bảo đảm chất lượng hoặc đã hết hạn sử dụng làm từ thiện hoặc cho, tặng để sử dụng cho người.
(vi) Cố tình cung cấp sai hoặc giả mạo kết quả thử nghiệm, kiểm tra, giám định, kiểm định, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
(vii) Giả mạo hoặc sử dụng trái phép dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy, các dấu hiệu khác về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
(viii) Thay thế, đánh tráo, thêm, bớt thành phần hoặc chất phụ gia, pha trộn tạp chất làm giảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa so với tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
(ix) Thông tin, quảng cáo sai sự thật hoặc có hành vi gian dối về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, về nguồn gốc và xuất xứ hàng hóa.
(x) Che giấu thông tin về khả năng gây mất an toàn của sản phẩm, hàng hóa đối với người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường.
(xi) Sản xuất, chế biến sản phẩm, hàng hóa bằng nguyên liệu, vật liệu cấm sử dụng để sản xuất, chế biến sản phẩm, hàng hóa đó.
(xii) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa để cản trở bất hợp pháp, gây phiền hà, sách nhiễu đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân hoặc bao che hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
(xiii) Lợi dụng hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa để gây phương hại cho lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.