Kinh doanh về sản xuất nước ép từ rau quả có thuộc nhóm chế biến và bảo quản rau quả hay không? Nếu như đăng ký mã ngành 1030 thì có được không?
>> Mã ngành 2790 là gì? Sản xuất thiết bị điện khác thì đăng ký mã ngành nào?
Theo Phụ lục của Quyết định 27/2018/QD-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/07/2018 về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thì mã ngành 1030 thuộc 103 - 1030 về các hoạt động chế biến và bảo quản rau quả. Cụ thể gồm những nhóm sau đây:
(i) 10301: Sản xuất nước ép từ rau quả. Nhóm này gồm:
- Sản xuất nước ép không cô đặc từ các loại rau và quả, không lên men và không chứa cồn.
- Sản xuất nước ép hỗn hợp từ rau và quả.
(ii) 10309: Chế biến và bảo quản rau quả khác. Nhóm này gồm:
- Chế biến thực phẩm chủ yếu là rau quả, trừ các thức ăn đã chế biến sẵn để lạnh.
- Bảo quản rau, quả, hạt bằng phương pháp đông lạnh, sấy khô, ngâm dầu,...
- Chế biến thức ăn từ rau quả.
- Chế biến mứt rau quả.
- Chế biến mứt sệt, mứt đóng khuôn và mứt dạng nước (thạch hoa quả).
- Chế biến và bảo quản khoai tây như: chế biến khoai tây làm lạnh; chế biến khoai tây nghiền làm khô; chế biến khoai tây rán; chế biến khoai tây giòn và chế biến bột khoai tây.
- Rang các loại hạt.
- Chế biến thức ăn từ hạt và thức ăn sệt.
Nhóm này cũng gồm:
- Bóc vỏ khoai tây.
- Bóc vỏ hạt điều, bóc vỏ đậu phộng.
- Sản xuất giá sống.
- Chế biến các thực phẩm cô đặc từ rau quả tươi.
- Sản xuất thực phẩm từ rau quả dễ hỏng làm sẵn như: sa lát, rau đã cắt hoặc gọt, đậu để đông.
Theo quy định nêu trên thì kinh doanh về sản xuất nước ép từ rau quả thuộc nhóm chế biến và bảo quản rau quả. Vì vậy, cần phải đăng ký mã ngành 1030 để đảm bảo đúng với quy định pháp luật hiện hành.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 1030: Chế biến và bảo quản rau quả (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Mã ngành 1030 loại trừ nhóm 1061, nhóm 10730, nhóm 10759 và nhóm 10790 với những nội dung cụ thể sau:
- Chế biến bột hoặc thức ăn từ hạt khô được phân vào nhóm 1061 (Xay xát và sản xuất bột thô).
- Bảo quản quả và hạt trong đường được phân vào nhóm 10730 (Sản xuất ca cao, sôcôla và mứt kẹo).
- Sản xuất các phần ăn sẵn từ rau được phân vào nhóm 10759 (Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn khác).
- Sản xuất các thực phẩm cô đặc nhân tạo được phân vào nhóm 10790 (Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu).
(i) 1061: Xay xát và sản xuất bột thô.
- 10611: Xay xát. Nhóm này gồm: Hoạt động xay xát gạo: sản xuất gạo bằng cách tách vỏ trấu, xay xát, đánh bóng, luộc qua.
- 10612: Sản xuất bột thô. Nhóm này gồm:
+ Sản xuất bột thô: Sản xuất bột mỳ, yến mạch, thức ăn hoặc viên thức ăn từ lúa mỳ, lúa mạch đen, yến mạch, ngô và các hạt ngũ cốc khác.
+ Sản xuất bột gạo.
+ Xay rau: Sản xuất bột hoặc thức ăn từ các loại đậu, các rễ thân cây hoặc các hạt ăn được khác.
+ Chế biến đồ ăn sáng từ ngũ cốc.
+ Sản xuất bột hỗn hợp hoặc bột đã trộn sẵn làm bánh mỳ, bánh quy và bánh ngọt.
(ii) 10730: Sản xuất ca cao, sôcôla và bánh kẹo. Nhóm này gồm:
- Sản xuất ca cao, dầu ca cao, bơ ca cao, mỡ ca cao.
- Sản xuất sôcôla và kẹo sôcôla.
- Sản xuất kẹo: kẹo cứng, sôcôla trắng, kẹo cao su, kẹo nu ga, kẹo mềm.
- Sản xuất kẹo gôm.
- Ngâm tẩm đường cho quả, hạt cây và các bộ phận của cây.
- Sản xuất kẹo có mùi thơm, kẹo dạng viên.
(iii) 10759: Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn khác
- Sản xuất các thức ăn sẵn khác (phục vụ bữa trưa, bữa tối).
- Sản xuất món ăn từ rau.
- Sản xuất bánh pizza dạng đông lạnh.
Điều 132. Tuân thủ pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động - Bộ luật Lao động 2019 Người sử dụng lao động, người lao động và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lao động, sản xuất, kinh doanh phải thực hiện quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. Điều 133. Chương trình an toàn, vệ sinh lao động - Bộ luật Lao động 2019 1. Chính phủ quyết định Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động. 2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định Chương trình an toàn, vệ sinh lao động của địa phương và đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Điều 134. Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc - Bộ luật Lao động 2019 1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các giải pháp nhằm bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc. 2. Người lao động có trách nhiệm chấp hành quy định, nội quy, quy trình, yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động; tuân thủ pháp luật và nắm vững kiến thức, kỹ năng về các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc. |