Mã ngành 2399 quy định về vấn đề gì? Sản xuất sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại khác chưa được phân vào đâu thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 1073 là gì? Sản xuất ca cao, sôcôla và bánh kẹo thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 0510 là gì? Khai thác và thu gom than cứng thì đăng ký mã ngành nào?
Mã ngành 2399 là về sản xuất sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại khác chưa được phân vào đâu (Theo STT 23 Phần C Mục II Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg). Nhóm này gồm:
- Sản xuất bột đá, đá mài hoặc đá đánh bóng và các sản phẩm tự nhiên, nhân tạo bao gồm sản phẩm kết dính trên nền xốp (ví dụ giấy cát).
- Sản xuất sợi và tấm dệt khoáng phi kim loại, quần áo, mũ, giày dép, giấy, dây bện, dây thừng...
- Sản xuất các nguyên liệu mài và các đồ không lắp khung của các sản phẩm đó với nguyên liệu khoáng hoặc xen lu lô.
- Sản xuất vật liệu cách điện khoáng sản như: Sản xuất len xỉ, len đá, len khoáng sản tương tự, chất khoáng bón cây, đất sét và các nguyên liệu cách âm, cách nhiệt, thẩm âm.
- Sản xuất các sản phẩm từ khoáng khác như: Mica và các sản phẩm từ mica, than bùn, than chì (không phải sản phẩm điện).
- Sản xuất các sản phẩm từ asphát và nguyên liệu tương tự, ví dụ chất dính atphát, xỉ than.
- Sợi các bon và graphit và các sản phẩm từ sợi các bon (trừ các thiết bị điện).
Loại trừ: Sản xuất sản phẩm từ sợi thủy tinh dệt và không dệt, xem 23103 (Sản xuất sợi thủy tinh và sản phẩm từ sợi thủy tinh).
Như vậy, sản xuất sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại khác chưa được phân vào đâu thì đăng ký mã ngành 2399 nêu trên.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 2399: Sản xuất sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại khác (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 53 Luật Khoáng sản 2010 (được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 8 Luật số 35/2018/QH14) nguyên tắc và điều kiện cấp Giấy phép khai thác khoáng sản được quy định như sau:
(i) Nguyên tắc cấp giấy phép khai thác khoáng sản:
- Giấy phép khai thác khoáng sản chỉ được cấp ở khu vực không có tổ chức, cá nhân đang thăm dò, khai thác khoáng sản hợp pháp và không thuộc khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia.
- Không chia cắt khu vực khoáng sản có thể đầu tư khai thác hiệu quả ở quy mô lớn để cấp Giấy phép khai thác khoáng sản cho nhiều tổ chức, cá nhân khai thác ở quy mô nhỏ.
(ii) Điều kiện khai thác khoáng sản:
- Có dự án đầu tư khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò, phê duyệt trữ lượng phù hợp với quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch. Dự án đầu tư khai thác khoáng sản phải có phương án sử dụng nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp khai thác tiên tiến phù hợp; đối với khoáng sản độc hại còn phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn bản.
- Có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản.
Lưu ý: Hộ kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều 51 Luật Khoáng sản 2010 được phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khai thác tận thu khoáng sản khi có đủ điều kiện do Chính phủ quy định.
Căn cứ Điều 54 Luật Khoáng sản 2010, giấy phép khai thác khoáng sản được quy định như sau:
- Giấy phép khai thác khoáng sản phải có các nội dung chính sau đây:
+ Tên tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản.
+ Loại khoáng sản, địa điểm, diện tích khu vực khai thác khoáng sản.
+ Trữ lượng, công suất, phương pháp khai thác khoáng sản.
+ Thời hạn khai thác khoáng sản.
+ Nghĩa vụ tài chính, nghĩa vụ khác có liên quan.
- Giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn không quá 30 năm và có thể được gia hạn nhiều lần, nhưng tổng thời gian gia hạn không quá 20 năm.
Trường hợp chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khác thì thời hạn khai thác là thời gian còn lại của Giấy phép khai thác khoáng sản đã cấp trước đó.