Thành lập doanh nghiệp kinh doanh sản xuất ca cao, sôcôla và bánh kẹo thì đăng ký mã ngành gì thì đúng quy định pháp luật? Có được đăng ký mã ngành 1073 không?
>> Mã ngành 0510 là gì? Khai thác và thu gom than cứng thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 1430 là gì? Sản xuất trang phục dệt kim, đan móc thì đăng ký mã ngành nào?
Căn cứ theo quy định tại Phần A Mục II Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg thì mã ngành 1073 – 10730 là về sản xuất ca cao, sôcôla và bánh kẹo. Nhóm này gồm:
- Sản xuất ca cao, dầu ca cao, bơ ca cao, mỡ ca cao.
- Sản xuất sôcôla và kẹo sôcôla.
- Sản xuất kẹo: kẹo cứng, sôcôla trắng, kẹo cao su, kẹo nu ga, kẹo mềm.
- Sản xuất kẹo gôm.
- Ngâm tẩm đường cho quả, hạt cây và các bộ phận của cây.
- Sản xuất kẹo có mùi thơm, kẹo dạng viên.
Loại trừ: Sản xuất đường sacaro được phân vào nhóm 10720 (Sản xuất đường).
Như vậy, thành lập doanh nghiệp kinh doanh sản xuất ca cao, sôcôla và bánh kẹo đăng ký mã ngành 1073 là đúng với quy định pháp luật hiện hành.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 1073: Sản xuất ca cao, sôcôla và bánh kẹo
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Nhóm 10720 là về sản xuất đường. Nhóm này gồm:
- Sản xuất đường (sucrose), mật mía, đường củ cải và đường khác từ các cây khác có đường. Tinh lọc đường thô thành đường tinh luyện (RE). Sản xuất xi rô, mật nước tinh lọc được làm từ đường mía hoặc đường từ các cây khác có đường như đường củ cải, đường từ cây thích, đường từ cây thốt nốt.
- Sản xuất đường dạng lỏng.
- Sản xuất mật đường.
Loại trừ: Sản xuất gluco, mật gluco, manto được phân vào nhóm 10620 (Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột).
Căn cứ Điều 23 Luật Doanh nghiệp 2020, giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
(i) Tên doanh nghiệp.
(ii) Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, số điện thoại; số fax, thư điện tử (nếu có).
(iii) Ngành, nghề kinh doanh.
(iv) Vốn điều lệ; vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân.
(v) Các loại cổ phần, mệnh giá mỗi loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần.
(vi) Thông tin đăng ký thuế.
(vii) Số lượng lao động dự kiến.
(viii) Họ, tên, chữ ký, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, thông tin giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
(ix) Họ, tên, chữ ký, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, thông tin giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.
Điều 8. Nghĩa vụ của doanh nghiệp – Luật Doanh nghiệp 2020 1. Đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh. 2. Thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này. 3. Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó. 4. Tổ chức công tác kế toán, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. 5. Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật; không phân biệt đối xử, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp; không ngược đãi lao động, cưỡng bức lao động hoặc sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề; thực hiện các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật. 6. Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. |