Nếu như hoạt động sản xuất áo len thì có thuộc nhóm mã ngành 1430 về sản xuất trang phục dệt kim, đan móc hay không? Nhóm này cụ thể gồm có những nội dung gì?
>> Mã ngành 1520 là gì? Sản xuất giày, dép thì đăng ký mã ngành nào?
Theo Phụ lục của Quyết định 27/2018/QD-TTg ban hành ngày 06/07/2018 thì mã ngành 1430 là về sản xuất trang phục dệt kim, đan móc. Cụ thể thì nhóm này gồm những hoạt động sau đây:
- Sản xuất trang phục đan móc và các sản phẩm may sẵn khác, đan móc trực tiếp thành sản phẩm như: Áo chui đầu, áo len, áo gile và các đồ tương tự.
- Sản xuất hàng dệt kim như áo nịt, tất, soóc.
Như vậy, kinh doanh sản xuất áo len thì sẽ thuộc nhóm mã ngành 1430 về sản xuất trang phục dệt kim, đan móc.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 1430: Sản xuất trang phục dệt kim, đan móc (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Mã ngành 1430 về sản xuất trang phục dệt kim, đan móc loại trừ những trường hợp Sản xuất vải đan móc, được phân vào nhóm 13910 (Sản xuất vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt khác).
Mã ngành 1391 - 13910: Sản xuất vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt khác. Cụ thể nhóm này gồm:
- Sản xuất và gia công các sản phẩm vải len như:
+ Vải nhung và vải bông.
+ Lưới và đồ trang trí cửa sổ, vải đan trên máy Raschel và các máy tương tự.
+ Các loại vải bằng đan móc khác.
- Sản xuất sản phẩm giả da lông thú từ việc may đan.
- Thêu gia công trên vải, thêu các sản phẩm may mặc khác (trừ thêu trang phục).
Điều 2. Đối tượng áp dụng - Quyết định 27/2018/QĐ-TTg Đối tượng áp dụng của Quyết định này là cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của Luật thống kê 2015. Điều 3. Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam gồm danh mục và nội dung - Quyết định 27/2018/QĐ-TTg Ban hành kèm theo Quyết định này Danh mục và Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 1. Danh mục Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam gồm 5 cấp: - Ngành cấp 1 gồm 21 ngành được mã hóa theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U; - Ngành cấp 2 gồm 88 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng hai số theo ngành cấp 1 tương ứng. - Ngành cấp 3 gồm 242 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng ba số theo ngành cấp 2 tương ứng; - Ngành cấp 4 gồm 486 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng bốn số theo ngành cấp 3 tương ứng; - Ngành cấp 5 gồm 734 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng năm số theo ngành cấp 4 tương ứng. 2. Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam giải thích rõ những hoạt động kinh tế gồm các yếu tố được xếp vào từng bộ phận, trong đó: - Bao gồm: Những hoạt động kinh tế được xác định trong ngành kinh tế; - Loại trừ: Những hoạt động kinh tế không được xác định trong ngành kinh tế nhưng thuộc các ngành kinh tế khác. 1. Đối với doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đơn vị trực thuộc trước ngày 20/8/2018: Doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc tiếp tục hoạt động theo nội dung ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký và không bắt buộc phải thực hiện thủ tục cập nhật ngành, nghề kinh doanh theo Hệ thống ngành mới. Việc cập nhật ngành, nghề kinh doanh theo Hệ thống ngành mới được thực hiện khi doanh nghiệp có nhu cầu hoặc khi doanh nghiệp thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Phòng Đăng ký kinh doanh khuyến khích và hướng dẫn doanh nghiệp cập nhật ngành, nghề kinh doanh theo Hệ thống ngành mới. Trường hợp doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc có nhu cầu cập nhật sang Hệ thống ngành mới, doanh nghiệp nộp thông báo về việc bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp theo mẫu tại Phụ lục II-5 ban hành kèm theo Thông tư số 20/2015/TT- BKHĐT đến Phòng Đăng ký kinh doanh để được thực hiện. |