Kinh doanh về sản xuất than thô và nhựa đường có thuộc nhóm sản xuất than cốc hay không? Nếu như đăng ký mã ngành 1910 thì có đúng với quy định pháp luật hiện hành hay không?
>> Mã ngành 1104 là gì? Sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 4299 là gì? Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác là gồm những lĩnh vực nào?
Theo Phụ lục của Quyết định 27/2018/QD-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/07/2018 về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thì mã ngành 1910 thuộc nhóm 191 - 1910 -19100 về các hoạt động sản xuất than cốc. Cụ thể nội dung nhóm này bao gồm:
- Điều hành các lò than cốc.
- Sản xuất than cốc và một phần than cốc.
- Sản xuất dầu hắc ín và than dầu hắc ín.
- Sản xuất ga từ than cốc.
- Sản xuất than thô và nhựa đường.
- Chưng cất than cốc.
Theo quy định nêu trên thì kinh doanh về sản xuất than thô và nhựa đường có thuộc nhóm sản xuất than cốc. Như vậy, đăng ký mã ngành 1910 là đúng với quy định pháp luật hiện hành.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 1910: Sản xuất than cốc (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Mục 3.1 TCVN 13049 : 2020 thì nhựa đường (tên tiếng Anh là Asphalt binder) là sản phẩm thu được từ quá trình lọc dầu thô theo các công nghệ phù hợp, có sử dụng hoặc không sử dụng thêm chất phụ gia biến tính.
Theo Mục A.1 của Phục lục A TCVN 13049 : 2020 quy định chung về nhựa đường gồm những nội dung sau đây:
(i) Nhựa đường theo PG sử dụng cho công trình đường bộ cần được lựa chọn phù hợp với nhiệt độ không khí khu vực có công trình đường bộ, phù hợp với đặc tính dòng xe và chiều sâu lớp vật liệu sử dụng nhựa đường PG.
(ii) Lựa chọn cấp nhựa đường theo PG bao gồm 3 bước:
- Bước 1 - Lựa chọn cấp nhựa đường theo PG theo điều kiện nhiệt độ không khí khu vực công trình đường bộ: Chi tiết được quy định tại Mục A.2 của Phục lục A TCVN 13049 : 2020.
- Bước 2 - Điều chỉnh cấp nhựa đường theo PG theo đặc tính đặc tính dòng xe: Chi tiết được quy định tại Mục A.3 của Phục lục A TCVN 13049 : 2020.
- Bước 3 - Điều chỉnh cấp nhựa đường theo PG theo chiêu sâu lớp vật liệu sử dụng nhựa đường theo PG: Chi tiết được quy định tại Mục A.4 của Phục lục A TCVN 13049 : 2020.
3.2 Phụ gia biến tính (Modifiers) Có thể là bất kỳ chất hữu cơ thích hợp nào được đưa vào nhựa đường dưới dạng nguyên gốc hoặc đã qua tái chế và được hòa tan, phân tán, hoặc phản ứng với nhựa đường để nâng cao tính năng của nhựa đường. 3.3 Nhiệt độ thiết kế mặt đường lớn nhất trung bình 7 ngày (The average 7-day maximum pavement design temperature) Nhiệt độ ở độ sâu 20 mm tính từ bề mặt đường, được xác định bằng thuật toán trong mô hình LTPP (từ viết tắt của “Long Term Pavement Performance”) dựa trên chuỗi số liệu nhiệt độ không khí của 7 ngày nóng nhất trong từng năm trong thời hạn ít nhất là 20 năm, có xem xét đến độ lệch chuẩn và độ tin cậy của chuỗi số liệu 3.4 Nhiệt độ thiết kế mặt đường nhỏ nhất (The minimum pavement design temperature) Nhiệt độ tại bề mặt mặt đường, được xác định bằng thuật toán trong mô hình LTPP dựa trên chuỗi số liệu nhiệt độ không khí của 1 ngày lạnh nhất trong từng năm trong thời hạn ít nhất là 20 năm, có xem xét đến độ lệch chuẩn và độ tin cậy của chuỗi số liệu. 4 Yêu cầu kỹ thuật 4.1 Nhựa đường phải đồng nhất, không lẫn nước và tạp chất có hại, không tạo bọt khi gia nhiệt đến 175 °C. 4.2 Yêu cầu kỹ thuật với các cấp nhựa đường theo PG phải thỏa mãn quy định trong Bảng 1, Bảng 2 và Bảng 3. CHÚ THÍCH: Cấp nhựa đường theo PG cho dự án được xác định theo điều kiện nhiệt độ không khí khu vực dự án đi qua, được điều chỉnh (nâng cấp nhựa đường theo PG) theo đặc tính đặc tính dòng xe (mức lưu lượng thiết kế, tốc độ khai thác) và có thể xem xét điều chỉnh cấp nhựa đường theo PG theo chiều sâu lớp vật liệu sử dụng nhựa đường PG. Cấp nhựa đường theo PG được lựa chọn theo AASHTO M 323 và AASHTO R 35, có thể tham khảo hướng dẫn trong Phụ lục A. |